Tình hình dịch bệnh Tay chân miệng, Sốt xuất huyết cập nhật đến ngày 28/08/2022

Tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXH)

Tính đến tuần 35, Thành phố ghi nhận 48.756 trường hợp mắc bệnh SXH, tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó số ca SXH nặng là 947 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc đến tuần 35 là gần 2% tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tuần 35 (từ ngày 22/08/2022 đến 28/08/2022), Thành phố ghi nhận 2.532 ca bệnh SXH, giảm 21% so với trung bình 4 tuần trước, số ca nội trú giảm gần 34% và ngoại trú giảm gần 7%. Trong tuần 35 không ghi nhận trường hợp tử vong do SXH. Tổng số ca tử vong do SXH từ đầu năm đến nay là 18 trường hợp. Trong tuần, hầu hết các quận huyện đều có số mắc giảm so với số mắc trung bình 4 tuần trước.

Tình hình dịch bệnh Tay chân miệng (TCM)

Tính đến tuần 35, thành phố ghi nhận 13.007 trường hợp mắc bệnh Tay chân miệng. Trong tuần 35 (từ ngày 22/08/2022 đến 28/08/2022), thành phố ghi nhận thêm 431 ca bệnh tay chân miệng, giảm 12,8% so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó số ca bệnh giảm ở cả các trường hợp khám ngoại trú và các trường hợp nhập viện điều trị nội trú. Trong tuần, Quận 6 có số mắc TCM tăng ở mức báo động so với trung bình 4 tuần trước.

Các ổ dịch SXH và TCM

Trong tuần 35 toàn thành phố ghi nhận 165 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 98 phường, xã thuộc 19/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức; tăng 17 ổ dịch mới so với tuần 34.


Tổng số ổ dịch được xử lý phun hoá chất trong tuần là 330 ổ dịch và có 04 phường, xã xử lý ổ dịch diện rộng. Có tổng cộng 401 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 170 phường, xã thuộc 22/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức.

Trong tuần 35 toàn thành phố không ghi nhận ổ dịch Tay chân miệng mới. Số ổ dịch tích luỹ đến tuần 35 năm 2022 là 66 ổ dịch.

Khuyến cáo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Từ đầu tháng 7, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai chức năng phản ánh điểm nguy cơ phát sinh lăng quăng, muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết trên ứng dụng (App) Y tế trực tuyến. Khi phát hiện những hộ gia đình/khu vực/cơ quan/đơn vị để đọng nước có thể gây phát sinh, lăng quăng muỗi truyền bệnh SXH, người dân nhanh chóng phản ánh lên ứng dụng để chính quyền địa phương biết và xử lý theo đúng quy định.


Đối dụng cụ chứa nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, hãy nhớ nguyên tắc ngăn cản muỗi tiếp xúc với nước bằng cách dùng giải pháp che, đậy kín vật chứa bằng vật liệu mà muỗi không bay qua được. Đối với dụng cụ chứa nước mà không thể che đậy hoặc vệ sinh thay nước thường xuyên thì có thể sử dụng thiên địch của ấu trùng muỗi. Thả các loài động vật ăn lăng quăng như: cá bảy màu, cá lia thia, bọ nước (mesocyclops), … vào các dụng cụ chứa nước để tiêu diệt lăng quăng

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

“Sleep Lab” đạt chuẩn Quốc gia và Asia – Bước tiến đột phá trong y học giấc ngủ tại Bệnh viện Nhân dân 115
Cấp cứu thành công trường hợp rung thất do nhồi máu cơ tim cấp
Hiến Tạng Từ Người Hiến Chết Não – Câu Chuyện Về Lòng Nhân Ái Và Hành Trình Tiếp Nối Sự Sống Tại BVND115
Bệnh viện Nhân dân 115 góp mặt tại Hội nghị Khoa học Toàn quốc Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam lần thứ 25
Sở Y tế TP.HCM: Hình thành trung tâm điều trị đột quỵ chuyên sâu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn
Cấp cứu thành công xuất huyết tiêu hóa nguy kịch
Chung tay vì người bệnh
Sức khỏe mùa nắng nóng
Gãy xương vùng háng ở người lớn tuổi: Hiểu đúng để điều trị hiệu quả
Tuyên truyền, hướng dẫn an toàn lao động thang máy
Phát Động Phong Trào Thi Đua Yêu Nước, Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông Năm 2025
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube