Sức khỏe mùa nắng nóng

Thời tiết đã vào mùa nắng nóng, cơ thể chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, người có bệnh mãn tính và những người làm việc ngoài trời kéo dài. Xin lưu ý những bệnh lý thường gặp và cách phòng ngừa như sau:

BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA NẮNG NÓNG:

a. Các bệnh liên quan đến nhiệt độ cao: Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, cơ thể mất nước điện giải và rối loạn điều hòa nhiệt.

  • Say nắng
  • Sốc nhiệt.
  • Chuột rút do nhiệt.
  • Mệt mỏi do nhiệt: Cơ thể suy kiệt

b. Bệnh truyền nhiễm gia tăng

Do thực phẩm dễ ôi thiu, nhiễm khuẩn (vi khuẩn Salmonella, E. coli, vi rút Rota…) gây Tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm.

Mùa hè không khí ẩm khiến muỗi càng dễ sinh sôi, nảy nở: Muỗi Aedes aegypti vector bệnh SXH; Muỗi Culex và Viêm não Nhât Bản…

Bệnh về da

 • Rôm sảy, viêm da do nhiệt: Do mồ hôi tiết nhiều gây bít tắc tuyến mồ hôi.

 • Nấm da, viêm nang lông: Do môi trường nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.

Bệnh về đường hô hấp

 • Viêm họng, viêm mũi dị ứng: Do sử dụng điều hòa quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.

 • Viêm phổi, viêm phế quản: Đặc biệt ở người lớn tuổi và trẻ em.

c. Bệnh tim mạch và huyết áp

 • Tăng huyết áp, đột quỵ: Người cao tuổi, người có bệnh nền dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết nóng.

 • Nhồi máu cơ tim: Do mất nước làm máu đặc hơn, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

d. Một số ảnh hưởng khác:

Nắng nóng cũng có thể ảnh hưởng giấc ngủ, sức khỏe và tinh thần, mất tập trung…

BIỆN PHÁP TOÀN DIỆN PHÒNG HỘ SỨC KHỎE TRONG MÙA NẮNG NÓNG

 Phòng hộ cá nhân: Chống nắng, bảo vệ cơ thể

 • Trang phục: Chọn quần áo rộng rãi, sáng màu, thấm hút mồ hôi tốt. Đội mũ rộng vành, đeo kính râm và sử dụng kem chống nắng SPF 30+ khi ra ngoài.

 • Hạn chế tiếp xúc nhiệt: Tránh ra ngoài từ 10h - 16h khi tia UV cao nhất. Nếu bắt buộc, cần tìm nơi râm mát nghỉ ngơi xen kẽ.

 • Bổ sung nước đúng cách: Uống 2-3 lít nước/ngày, bổ sung nước điện giải nếu đổ mồ hôi nhiều. Tránh rượu bia và nước ngọt có ga vì làm mất nước nhanh hơn.

 • Theo dõi dấu hiệu sức khỏe: Nhận biết sớm các triệu chứng say nắng (chóng mặt, da đỏ nóng, lơ mơ) để có biện pháp xử lý kịp thời.

 Phòng hộ trong môi trường sống và làm việc

 • Điều chỉnh nhiệt độ: Giữ nhà cửa thông thoáng, sử dụng quạt, điều hòa ở mức 26-28°C, tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong nhà và ngoài trời.

 • Cải thiện không khí: Trồng cây xanh, sử dụng rèm che nắng

 • Bố trí giờ làm việc hợp lý: Người lao động ngoài trời nên làm việc sớm hoặc muộn, tránh thời gian nắng gay gắt, nghỉ giải lao và đảm bảo uống đủ nước nếu công việc làm ngoài trời thời gian dài.

 Phòng hộ qua dinh dưỡng và kiểm soát bệnh lý

DINH DƯỠNG HỢP LÝ:

  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: Bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh ôi thiu.   
  • Bổ sung vitamin và đủ nước:

Vitamin C

Tiếp xúc năng- làn da của chúng ta tiếp xúc với nhiều tia UV hơn; Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp trung hòa các gốc tự do này và bảo vệ da khỏi bị hư hại.Thực phẩm giàu vitamin C gồm: Trái cây có múi như cam, kiwi, chanh và bưởi; Cà chua; Khoai tây; Dâu tây; Bông cải xanh; Đu đủ.

Magiê

Nắng nóng chúng ta có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn do nhiệt độ cao hơn và hoạt động thể chất tăng lên, điều này có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải.Thực phẩm giàu magiê gồm: Hạt chia, quả hạnh, rau chân vịt, hạt điều, đậu phộng, sữa đậu nành, sô cô la đen.

Kali

Nắng nóng, chúng ta có xu hướng mất nhiều kali hơn qua mồ hôi, dẫn đến chuột rút, mệt mỏi và yếu cơ. Thực phẩm giàu kali gồm: Đậu, đậu lăng, bông cải xanh, trái bơ, chuối, trái cây sấy khô như nho khô và quả mơ.

Kẽm

Trong những tháng mùa hè, chúng ta có thể dễ bị nhiễm trùng hơn do tiếp xúc nhiều với vi khuẩn và vi rút, vì thế bạn cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Thực phẩm giàu kẽm gồm: sữa chua, hạt điều, quả hạch, các loại ngũ cốc, hạt bí.

Chất đạm

Hải sản, trứng, sản phẩm từ sữa, các loại đậu, hạt

Nước:

Uống đủ nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước, hỗ trợ hệ tiêu hóa và làn da khỏe mạnh. Uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày và tiêu thụ các loại thực phẩm cung cấp nước như dưa hấu, dưa chuột và trái cây họ cam quýt 

QUẢN LÝ BỆNH NỀN:

Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cần kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, tránh mất nước gây nguy cơ đột quỵ.

THÓI QUEN TỐT:

Tạo và duy trì  thói quen tốt trong chăm sóc sức khỏe, giấc ngủ, chế độ sinh hoạt hằng ngày; thể dục phù hợp…

Dọn dẹp nơi ở thoáng mát sạch - diệt muỗi …

CHUẨN BỊ VÀ XỬ TRÍ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

 Xử lý khi say nắng/sốc nhiệt/ biểu hiện bệnh như tăng huyết áp/ tai biến mạch máu não.. Cần  cần gọi cấp cứu hỗ trợ ngay. Đưa người bệnh vào nơi mát, nới lỏng quần áo, làm mát bằng nước lạnh, quạt gió, bù nước và vận chuyển đến cơ sở cấp cứu gần nhất.

BS.CKI Phạm Thị Thanh Hằng - Phó Trưởng Khoa Khám bệnh

Cấp cứu thành công trường hợp rung thất do nhồi máu cơ tim cấp
Hiến Tạng Từ Người Hiến Chết Não – Câu Chuyện Về Lòng Nhân Ái Và Hành Trình Tiếp Nối Sự Sống Tại BVND115
Bệnh viện Nhân dân 115 góp mặt tại Hội nghị Khoa học Toàn quốc Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam lần thứ 25
Sở Y tế TP.HCM: Hình thành trung tâm điều trị đột quỵ chuyên sâu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn
Cấp cứu thành công xuất huyết tiêu hóa nguy kịch
Chung tay vì người bệnh
Gãy xương vùng háng ở người lớn tuổi: Hiểu đúng để điều trị hiệu quả
Tuyên truyền, hướng dẫn an toàn lao động thang máy
Phát Động Phong Trào Thi Đua Yêu Nước, Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông Năm 2025
Thói quen uống rượu ngâm cao trăn gây rối loạn cương nặng phải đặt thể hang nhân tạo
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube