"Giọt máu cho đi, cuộc đời ở lại"

Đối với người khoẻ mạnh bình thường việc cho đi những giọt máu là điều rất dễ dàng nhưng đối với những người cần truyền máu, đang trong tình trạng nguy kịch, từng giọt, từng giọt được truyền chính là hy vọng, là sự sống, là tính mạng của họ.

Hàng ngày công tác trong ngành y tế, có thể nói mình là nhân chứng sống khi nhìn thấy nhiều bệnh nhân bị chấn thương mất máu, xuất huyết tiêu hoá, rối loạn đông máu, phẫu thuật... đang rất rất cần truyền máu nhưng nguồn máu bệnh viện không thể đáp ứng đủ. Vì vậy mọi người hãy quan tâm vấn đề hiến máu tình nguyện ngay từ bây giờ nhé!



Một giọt máu của bạn có thể cứu sống một mạng người là điều không còn bàn cãi nữa, nhưng đối với sức khỏe người cho cũng không bị ảnh hưởng gì vì bạn được lấy lượng máu phù hợp với thể trạng của của mình, lượng máu đó sẽ được sản sinh lại sau vài ngày, bạn được khám đo mạch, huyết áp và theo dõi sát trước và trong quá trình hiến máu và được làm một số xét nghiệm cơ bản, bệnh lây nhiễm và được thông báo 1 cách bảo mật về cho bạn nếu kết quả bất thường.

Cuối cùng, hãy hết lăn tăn với câu hỏi như mình trước đây nhé: tại sao đã có máu hiến tình nguyện, bệnh nhân cần truyền máu phải trả tiền mua máu? Lòng tốt của mình có bị lạm dụng hay đặt sai chổ không nhỉ?

Thật ra, một đơn vị máu thu được chỉ là nguyên liệu đầu vào cho cơ sở truyền máu, chưa thể sử dụng để truyền cho người bệnh ngay được mà còn phải trải qua rất nhiều công đoạn tiếp theo, chi phí sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu (gồm HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét), định nhóm máu hệ ABO, Rh để an toàn nhất có thể trước khi truyền cho BN. Quá trình điều chế thành các chế phẩm máu khác nhau như: hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, kết tủa lạnh, yếu tố VIII..., quá trình bảo quản, lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ, thời gian, độ rung lắc khác nhau... tùy loại chế phẩm.

Ngoài ra còn phải kể đến chi phí cho việc vận chuyển, cấp phát máu tới các BV và các hóa chất, sinh phẩm để tiến hành các xét nghiệm hòa hợp trước truyền máu, công tác tuyền truyền, bồi dưỡng sau hiến máu cho người cho.

Tóm lại, hãy cho đi và bạn sẽ được nhận lại. Biết đâu sau này chính bạn, người thân, bạn bè bạn cũng cần truyền máu và cũng có nhiều tấm lòng “nghĩa hiệp” như bạn lúc này dang tay giúp đỡ!

Bác sĩ Hồ Hoàng Uyên
Khoa Hồi sức tim mạch - BV Nhân Dân 115
Hành trình cứu người bệnh nguy kịch do đột quỵ 2 lần trong vòng 48 giờ
Điều trị đột quỵ cấp sau diễn tập – Thành quả thiết thực của đào tạo và phối hợp tuyến cơ sở
Trào ngược dạ dày thực quản: Khi Nội Tiêu hóa và Tai Mũi Họng gặp nhau
Sức khoẻ - hành trang không thể thiếu của người lữ khách
Cứu sống người bệnh suy hô hấp nguy kịch  Do ngộ độc tetradotoxin nặng sau khi ăn nhầm so biển
Bệnh viện Nhân dân 115 yêu cầu xử lý những thông tin không đúng sự thật đăng tải trên mạng xã hội
Bạn đọc Báo Người Lao Động tiếp sức bệnh nhân viêm tụy cấp
Bệnh viện Nhân dân 115 nói “Hello World!” với Trí thông minh nhân tạo (AI)
Cứu sống người bệnh tràn mủ màng ngoài tim hiếm gặp - Diễn tiến âm thầm và sức chống chọi của người bệnh trước khi nhập viện
Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cứu thành công người Nga bị đột quỵ
Viêm tụy cấp: Cẩm nang dành cho mọi người
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube