23g40, lượng bệnh nhân được chuyển về khoa Cấp cứu tổng hợp chật kín. Từ phòng hồi sức, phòng tiếp nhận bệnh đến khu vực chờ đều không còn chỗ trống.
Ngoài kia, người người kéo đi xem pháo hoa, nơi đây mọi người cũng chạy, chạy đua trong cuộc chiến giành giật mạng sống với tử thần.
Chạy “maratong” với thời gian
Cấp cứu đêm 30 Tết: vội vã, căng thẳng hơn ngày thường. Những ngày này, giao thông đông đúc nên tỉ lệ xảy ra tai nạn gia tăng theo, vui xuân cũng khiến cho các bệnh về nội khoa xuất hiện nhiều. Các y bác sĩ ở khoa Cấp cứu vì thế bận rộn hơn hẳn.
Các thiết bị xét nghiệm được điều tới trực tiếp giường bệnh tiếp nhận giúp phục vụ chẩn đoán nhanh bệnh
Trong khoảng thời gian chưa đầy 30 phút, có đến hàng chục ca cấp cứu được chuyển đến. Xe đến, xe đi… Hú còi liên tục! Bệnh nhân được tiếp nhận và tiến hành thủ tục khá nhanh gọn. Tùy theo bệnh, bác sĩ chuyên khoa trực sẽ khám và điều trị.
Tiếng la, rên, thét vì đau đớn của bệnh nhân xen lẫn với những tiếng kêu của các thiết bị y tế càng làm cho không khí ở đây thêm căng thẳng. Tố chất của một bác sĩ, nhân viên y tế tại bộ phận cấp cứu là một trái tim nóng và cái đầu lạnh. Đối với họ, cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá là một mệnh lệnh!
Tất cả đều hối hả, căng mình!
Theo ghi nhận, có đến 1/3 trường hợp được đưa vào khoa Cấp cứu tổng hợp là do tai nạn giao thông và các bệnh về tiêu hóa.
Nhiều bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng đầy máu me. Vài trường hợp đang lên cơn co giật do chấn thương.
0g15, nam bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn khá nặng được chuyển đến BV Nhân dân 115. Bất đồng ngôn ngữ, khá vất vả để diễn tả cho thân nhân làm thủ tục và phối hợp điều trị, làm các xét nghiệm và phẫu thuật.
2g01, bà Nguyễn Thị T. (Quận Bình Thạnh, TPHCM) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tiền sử bị đái tháo đường đường, tim mạch… khiến tình hình trở nên nguy kịch. Bà T. được nhanh chóng cấp cứu, dùng máy thở để hỗ trợ hô hấp. Sau 2 giờ đồng hồ, tình hình của bệnh nhân khả quan hơn.
2g55 phút, người đàn ông tên H. sống tại Quận 8 (TPHCM) bị xuất huyết tiêu hóa được chuyển vào cấp cứu. Sợ hãi những mũi tiêm, ống truyền dịch, ống soi vào đưa vào cơ thể… ông la khóc, quát mắng inh ỏi. Từ tốn ủi an, cái nắm tay nồng ấm của bác sĩ trẻ Đăng Khoa khiến mắt người đàn ông này ngấn lệ và chịu “nghe lời”.
…
Quên Xuân đã về!
Đón giao thừa ở ngay bệnh viện đã rất đỗi quen thuộc với những con người hành nghề y, cái nghề đặc thù ầm thầm mà trách nhiệm lớn lao. Trọng trách ấy khiến những người khoác lên mình chiếc áo blouse quên Xuân đã về, quên 1 năm mới đã về ở ngoài cánh cửa cấp cứu.
Công việc cứu người đã khiến những con người nơi đây dường như quên đi khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời
Luôn chân tay, thời khắc 0g00 - giây phút đất trời chính thức sang năm mới ở đây trôi qua rất nhẹ nhàng. Tiếng máy thở vẫn kêu liên hồi, tiếng thông báo bệnh nhân vang lên rất đều.
“Con gọi muộn mất nửa giờ, anh Hai được khám rồi nha cha, ở nhà mọi người ăn Tết vui” - đoạn nói chuyện nhỏ của một cô gái khiến tất cả phải giật mình. 0g30 phút! Vội nhìn nhau cười, vội tiếp tục tất tả.
Và ở một góc khác của khoa Cấp cứu có tiếng nhạc “Xuân này con không về”, trên gò mái ai đó đã có những giọt nước mắt vội rơi. Thật dài!

Thật khó có thể phỏng vấn được một bác sĩ, điều dưỡng nào ở thời khắc này bởi lẽ họ miệt mài với công việc. Gặng hỏi mãi, BS.CK1 Lê Hồng Hải - trưởng kíp trực cấp cứu đêm 30 Tết chỉ cười và nói vội: “Quen rồi em!”.
Gần 10 năm trực cấp cứu đêm giao thừa, điều dưỡng Nguyễn Thị Bích Hạnh cũng một câu “quen rồi” và cười ấm áp.
BS.CK2 Đinh Thu Oanh - Trưởng Đơn vị Nội soi - có mặt cùng hỗ trợ cấp cứu những bệnh nhân về tiêu hóa. Chị bảo dành đêm giao thừa và ngày mùng 1 cho bệnh nhân, “ăn tết sau” và “để cho bố con nó ở nhà tự biên tự diễn”. Nhưng nhìn trong tận sâu trong đôi mắt chị, có hình bóng mâm cơm đêm giao thừa, tiếng ý ới của những đứa con thơ! Giây phút này, chị dành cả những yêu thương ấy cho bệnh nhân!
Tết đến với hoa đào, với bánh chưng xanh, với những ly rượu và lời chúc tụng, nhưng tất cả đều ở ngoài cánh cửa phòng cấp cứu. Nơi đây, những blouse, đôi tay thoăn thoát đang dành cho những trường hợp phải cấp cứu khẩn cấp.
Tết còn ở nơi xa lắm...!
Ở “thời đại” của đồng tiền, có lẽ, chưa khi nào hình ảnh người bác sĩ lại bị mờ đi trong mắt người bệnh như hiện tại. Nhưng, phải khi tiếp xúc, chứng kiến những gì họ đang hết mình cống hiến mới hiểu bác sĩ quý giá và xả thân đến nhường nào.
Một ca trực họ cần nhiều hơn 12 tiếng, một ngày cần nhiều hơn 24 giờ, một tuần cần hơn 7 ngày, vì thời gian đó quá ít để cứu thêm nhiều người hơn nữa, nói gì đến riêng cho mình, hoặc gia đình.




Một mùa xuân mới lại đến mang theo hy vọng mới cho biết bao nhiêu con người. Trong lúc mọi người đang nô nức đón xuân thì đội ngũ y bác sĩ nói chung và khoa cấp cứu nói riêng đang lặng thầm mang mùa xuân về cho những bệnh nhân.
Chúc các anh chị của khoa có được một mùa xuân cứu được nhiều bệnh, đem lại yên vui cho mọi nhà. Sự hy sinh này sẽ được đáp đền bằng nụ cười rạng ngời khi trở lại cuộc sống khỏe mạnh!
Ngoài kia, người người kéo đi xem pháo hoa, nơi đây mọi người cũng chạy, chạy đua trong cuộc chiến giành giật mạng sống với tử thần.
Chạy “maratong” với thời gian
Cấp cứu đêm 30 Tết: vội vã, căng thẳng hơn ngày thường. Những ngày này, giao thông đông đúc nên tỉ lệ xảy ra tai nạn gia tăng theo, vui xuân cũng khiến cho các bệnh về nội khoa xuất hiện nhiều. Các y bác sĩ ở khoa Cấp cứu vì thế bận rộn hơn hẳn.
Trong khoảng thời gian chưa đầy 30 phút, có đến hàng chục ca cấp cứu được chuyển đến. Xe đến, xe đi… Hú còi liên tục! Bệnh nhân được tiếp nhận và tiến hành thủ tục khá nhanh gọn. Tùy theo bệnh, bác sĩ chuyên khoa trực sẽ khám và điều trị.
Tiếng la, rên, thét vì đau đớn của bệnh nhân xen lẫn với những tiếng kêu của các thiết bị y tế càng làm cho không khí ở đây thêm căng thẳng. Tố chất của một bác sĩ, nhân viên y tế tại bộ phận cấp cứu là một trái tim nóng và cái đầu lạnh. Đối với họ, cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá là một mệnh lệnh!
Tất cả đều hối hả, căng mình!
Theo ghi nhận, có đến 1/3 trường hợp được đưa vào khoa Cấp cứu tổng hợp là do tai nạn giao thông và các bệnh về tiêu hóa.
Nhiều bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng đầy máu me. Vài trường hợp đang lên cơn co giật do chấn thương.
0g15, nam bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn khá nặng được chuyển đến BV Nhân dân 115. Bất đồng ngôn ngữ, khá vất vả để diễn tả cho thân nhân làm thủ tục và phối hợp điều trị, làm các xét nghiệm và phẫu thuật.
2g01, bà Nguyễn Thị T. (Quận Bình Thạnh, TPHCM) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tiền sử bị đái tháo đường đường, tim mạch… khiến tình hình trở nên nguy kịch. Bà T. được nhanh chóng cấp cứu, dùng máy thở để hỗ trợ hô hấp. Sau 2 giờ đồng hồ, tình hình của bệnh nhân khả quan hơn.
2g55 phút, người đàn ông tên H. sống tại Quận 8 (TPHCM) bị xuất huyết tiêu hóa được chuyển vào cấp cứu. Sợ hãi những mũi tiêm, ống truyền dịch, ống soi vào đưa vào cơ thể… ông la khóc, quát mắng inh ỏi. Từ tốn ủi an, cái nắm tay nồng ấm của bác sĩ trẻ Đăng Khoa khiến mắt người đàn ông này ngấn lệ và chịu “nghe lời”.
…
Quên Xuân đã về!
Đón giao thừa ở ngay bệnh viện đã rất đỗi quen thuộc với những con người hành nghề y, cái nghề đặc thù ầm thầm mà trách nhiệm lớn lao. Trọng trách ấy khiến những người khoác lên mình chiếc áo blouse quên Xuân đã về, quên 1 năm mới đã về ở ngoài cánh cửa cấp cứu.
Luôn chân tay, thời khắc 0g00 - giây phút đất trời chính thức sang năm mới ở đây trôi qua rất nhẹ nhàng. Tiếng máy thở vẫn kêu liên hồi, tiếng thông báo bệnh nhân vang lên rất đều.
“Con gọi muộn mất nửa giờ, anh Hai được khám rồi nha cha, ở nhà mọi người ăn Tết vui” - đoạn nói chuyện nhỏ của một cô gái khiến tất cả phải giật mình. 0g30 phút! Vội nhìn nhau cười, vội tiếp tục tất tả.
Và ở một góc khác của khoa Cấp cứu có tiếng nhạc “Xuân này con không về”, trên gò mái ai đó đã có những giọt nước mắt vội rơi. Thật dài!
Thật khó có thể phỏng vấn được một bác sĩ, điều dưỡng nào ở thời khắc này bởi lẽ họ miệt mài với công việc. Gặng hỏi mãi, BS.CK1 Lê Hồng Hải - trưởng kíp trực cấp cứu đêm 30 Tết chỉ cười và nói vội: “Quen rồi em!”.
Gần 10 năm trực cấp cứu đêm giao thừa, điều dưỡng Nguyễn Thị Bích Hạnh cũng một câu “quen rồi” và cười ấm áp.
BS.CK2 Đinh Thu Oanh - Trưởng Đơn vị Nội soi - có mặt cùng hỗ trợ cấp cứu những bệnh nhân về tiêu hóa. Chị bảo dành đêm giao thừa và ngày mùng 1 cho bệnh nhân, “ăn tết sau” và “để cho bố con nó ở nhà tự biên tự diễn”. Nhưng nhìn trong tận sâu trong đôi mắt chị, có hình bóng mâm cơm đêm giao thừa, tiếng ý ới của những đứa con thơ! Giây phút này, chị dành cả những yêu thương ấy cho bệnh nhân!
Tết đến với hoa đào, với bánh chưng xanh, với những ly rượu và lời chúc tụng, nhưng tất cả đều ở ngoài cánh cửa phòng cấp cứu. Nơi đây, những blouse, đôi tay thoăn thoát đang dành cho những trường hợp phải cấp cứu khẩn cấp.
Tết còn ở nơi xa lắm...!
Ở “thời đại” của đồng tiền, có lẽ, chưa khi nào hình ảnh người bác sĩ lại bị mờ đi trong mắt người bệnh như hiện tại. Nhưng, phải khi tiếp xúc, chứng kiến những gì họ đang hết mình cống hiến mới hiểu bác sĩ quý giá và xả thân đến nhường nào.
Một ca trực họ cần nhiều hơn 12 tiếng, một ngày cần nhiều hơn 24 giờ, một tuần cần hơn 7 ngày, vì thời gian đó quá ít để cứu thêm nhiều người hơn nữa, nói gì đến riêng cho mình, hoặc gia đình.
Một mùa xuân mới lại đến mang theo hy vọng mới cho biết bao nhiêu con người. Trong lúc mọi người đang nô nức đón xuân thì đội ngũ y bác sĩ nói chung và khoa cấp cứu nói riêng đang lặng thầm mang mùa xuân về cho những bệnh nhân.
Chúc các anh chị của khoa có được một mùa xuân cứu được nhiều bệnh, đem lại yên vui cho mọi nhà. Sự hy sinh này sẽ được đáp đền bằng nụ cười rạng ngời khi trở lại cuộc sống khỏe mạnh!
Lê Bình
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.vn
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.vn