Giẫm phải dằm mà không biết, bệnh nhân đái tháo đường sưng chân suốt 5 tháng

Ông N.V.T (66 tuổi, ở Long An) bị bệnh đái tháo đường típ 2. Khoảng 5 tháng trước nhập viện, thấy sưng đau bàn chân phải phần mu chân ngón I và II, ông T. đến khám tại bệnh viện chuyên khoa tại TPHCM, được chẩn đoán nhiễm trùng bàn chân phải và dùng kháng sinh, tình trạng thuyên giảm nhưng không hết hẳn.

Sau đó, ông T. thấy bàn chân sưng lại và tái khám nhiều lần, được dùng kháng sinh liên tục nhưng vẫn có cảm giác cộm trong bàn chân phải. Tình trạng không hết hẳn nên ông T. đến nhập viện tại khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân Dân 115.

Tại đây, các bác sĩ ghi nhận bản chân phải của bệnh nhân hơi sưng đỏ nhẹ ở kẽ ngón I và II, Xquang bàn chân 2 bên không ghi nhận dị vật hay tổn thương, siêu âm doppler mạch máu chi dưới: không tắc hẹp, CRP 1.19 mg/dL.

Bệnh nhân được điều trị nội khoa. Sau nhập viện 1 ngày, bệnh nhân được đánh giá vết thương và bác sĩ điều trị quyết định rạch ở kẽ ngón I và II chân phải. Khi rạch ra, tiến hành nặn ở lỗ mở thấy có một cấu trúc màu trắng như mủ nhưng sờ thấy chắc. Tiếp tục lau sạch thì phát hiện đó là một cây dằm gỗ.



Sau khi lấy cây dằm xong, tình trạng bàn chân cải thiện hẳn với bớt sưng, bớt đau nhức và xuất viện sau 10 ngày nằm viện.

ThS.BS Võ Tuấn Khoa - khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân Dân 115 khuyến cáo: Trường hợp này, cách 5 tháng, bệnh nhân có đi va vấp vào một vật gì đó không rõ, sau đó không để ý đến. Do đó, nhân viên y tế cần hỏi bệnh sử kỹ càng, nếu cần có thể hỏi nhiều lần. Ngoài ra, cần khám và thăm dò bàn chân một cách cẩn thận để phát hiện các thương tổn có thể bị bỏ sót.

Đối với bệnh nhân: Một số người bệnh đái tháo đường bị mất cảm giác đau do biến chứng thần kinh ở chân, do vậy có thể giẫm (đạp) vào dị vật mà không biết. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên bỏ thói quen đi chân không, luôn mang giày dép để tránh giẫm các dị vật và nên kiểm tra bên trong giày dép xem có dị vật gì không trước khi mang.

Khoa Nội tiết - Bệnh viện Nhân Dân 115

Hành trình cứu người bệnh nguy kịch do đột quỵ 2 lần trong vòng 48 giờ
Điều trị đột quỵ cấp sau diễn tập – Thành quả thiết thực của đào tạo và phối hợp tuyến cơ sở
Trào ngược dạ dày thực quản: Khi Nội Tiêu hóa và Tai Mũi Họng gặp nhau
Sức khoẻ - hành trang không thể thiếu của người lữ khách
Cứu sống người bệnh suy hô hấp nguy kịch  Do ngộ độc tetradotoxin nặng sau khi ăn nhầm so biển
Bệnh viện Nhân dân 115 yêu cầu xử lý những thông tin không đúng sự thật đăng tải trên mạng xã hội
Bạn đọc Báo Người Lao Động tiếp sức bệnh nhân viêm tụy cấp
Bệnh viện Nhân dân 115 nói “Hello World!” với Trí thông minh nhân tạo (AI)
Cứu sống người bệnh tràn mủ màng ngoài tim hiếm gặp - Diễn tiến âm thầm và sức chống chọi của người bệnh trước khi nhập viện
Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cứu thành công người Nga bị đột quỵ
Viêm tụy cấp: Cẩm nang dành cho mọi người
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube