Gần 60.000 người mắc sốt xuất huyết, Bộ Y tế họp khẩn

Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Hà Nội và một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. Hiện tại, cả nước ghi nhận gần 60.000 ca mắc, 16 người tử vong vì sốt xuất huyết.

Chiều 24/7, Bộ Y tế sẽ họp trực tuyến khẩn cấp về phòng chống sốt xuất huyết. Hai điểm cầu là Hà Nội và TPHCM. Đại diện các tỉnh có số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao cũng sẽ tham dự hội nghị.

TPHCM là địa phương có số ca ghi nhận mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước. Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, tính đến 6/7, số ca bệnh mắc sốt xuất huyết là 9.628, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái (8.422 ca), 17/24 quận, huyện có số ca sốt xuất huyết tăng so với năm 2016, trong đó quận 12 tăng đến 85%. TPHCM đã có 3 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Trang

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn ra phức tạp. Trong 10 năm trở lại đây, dịch cao đỉnh điểm nhất là năm 2009 với khoảng 16.000 ca, trung bình các năm là 5.000-6.000 ca.

Từ đầu năm, Hà Nội ghi nhận 6.699 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong tuần từ 17-23/7, toàn thành phố ghi nhận 1.389 trường hợp mắc bệnh, tập trung chủ yếu ở quận Hoàng Mai, Đống Đa...

Làm việc với các cơ sở y tế tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhận định thông thường đỉnh dịch vào tháng 7 trở đi nhưng năm nay, từ tháng 5, các ca mắc sốt xuất huyết đã tăng cao.

Sốt xuất huyết là bệnh gây ra do muỗi vằn truyền bệnh. Bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau nhức cơ thể, xuất huyết, chảy máu cam. Ở thể nặng, bệnh gây xuất huyết ồ ạt, biến chứng gan, thận, xuất huyết não và tử vong.

Đặc biệt, virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời.

Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng chống. Do đó, một trong những cách phòng chống dịch tốt nhất là tiêu diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng. Người dân cần tránh bị muỗi đốt, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Theo Hà Quyên

Sốc nhiệt – khi cơ thể “quá tải” Vì nhiệt độ ☀️🔥
“Ma tuý nước biển” - Hiểm hoạ khôn lường
Chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2025)
Vỡ tinh hoàn hy hữu do tai nạn sinh hoạt
Hệ lụy từ que thử đường huyết hết hạn
Sự thật hay hoang đường? Những quan niệm sai lầm về ung thư đại tràng khiến nhiều người trễ mất cơ hội cứu sống
Vai trò của nội soi viên nang kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán viêm ruột
Những lưu ý khi chơi pickleball
OUCRU tổ chức đào tạo chăm sóc đặc biệt cho nhân viên y tế
Bệnh viện Nhân dân 115 ký kết hợp tác chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Long An
Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Nhân dân 115: “Điểm tựa” vững chắc, lan tỏa yêu thương
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube