Cứu sống người bệnh suy hô hấp nguy kịch Do ngộ độc tetradotoxin nặng sau khi ăn nhầm so biển

Khoa Cấp cứu tổng hợp cùng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhân dân 115 vừa xử trí thành công một ca ngộ độc nặng ít gặp: một người bệnh nam, 52 tuổi, được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng suy hô hấp giảm oxy máu nặng, SpO₂ chỉ còn 30%, do yếu liệt cơ toàn thân.

Bệnh sử ghi nhận: Người bệnh sau đi bắt được con So biển ở Cần giờ thì tự chế biến và ăn, khoảng 30 phút sau người bệnh bắt đầu có triệu chứng tê miệng, cứng hàm, tê lưỡi, yếu dần tay chân rồi nhanh chóng chuyển sang suy hô hấp. Tại bệnh viện địa phương, người bệnh được xác định ngộ độc Tetradotoxin do ăn nhầm “con so biển”, một loài có hình dạng giống con sam nhưng chứa độc tố cực kỳ nguy hiểm.

Tetradotoxin là một loại độc tố thần kinh cực mạnh, có trong một số loài sinh vật biển như cá nóc, con so biển, bạch tuộc vòng xanh…[1,2] Tetradotoxin không có thuốc giải đặc hiệu, và chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể gây yếu cơ liệt cơ hô hấp, dẫn đến ngừng thở và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. [1,2]

Điều đặc biệt nguy hiểm là độc tố này không bị phá huỷ bởi nhiệt, nên dù đã nấu chín, nguy cơ ngộ độc vẫn tồn tại nguyên vẹn. [1]


Ngay khi tiếp nhận, đội ngũ bác sĩ Khoa Cấp cứu đã nhanh chóng đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy do cơ hô hấp người bệnh đã bị liệt và chuyển ngay tới khoa Hồi sức tích cực và chống độc. 

Nhận định đây là ca ngộ độc nặng và không có thuốc giải độc đặc hiệu, khoa Hồi sức tích cực đã áp dụng kỹ thuật hồi sức nâng cao tại khoa, đó là phương pháp lọc máu hấp phụ độc chất, và sử dụng liên tục 3 quả lọc để tăng khả năng hiệu quả với những chất có thể tích phân bố cao như Tetradotoxin. 

Sau 2 ngày điều trị tích cực, người bệnh đã phục hồi sức cơ hô hấp, rút ống nội khí quản an toàn và xuất viện vài ngày sau đó trong tình trạng hoàn toàn ổn định.

Tại Việt Nam, So biển thường bị nhầm lẫn với Sam biển, nhất là khi mua ở chợ hoặc đánh bắt ven biển.  Hình dáng hai loài này rất giống nhau nên chỉ những người có kinh nghiệm mới phân biệt được chính xác. Việc nhầm lẫn có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

(Chúng tôi đã từng có bài viết đề cập hướng dẫn phân biệt con so và con sam: https://benhviennhandan115.com/blogs/tin-tuc-hoat-dong/canh-bao-ngo-doc-nguy-hiem-do-nham-lan-con-so-va-con-sam)

 

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nguy hiểm như trên, chúng tôi khuyến cáo:

  • Tuyệt đối không ăn các loài hải sản không rõ nguồn gốc, nhất là các loài dễ bị nhầm lẫn như sam và so.
  • Không tự ý chế biến, sử dụng các loại cá, ốc, sinh vật biển lạ.
  • Khi có dấu hiệu tê môi, tê lưỡi, yếu tay chân sau ăn, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức, không chờ đợi.
  • Người dân nên tìm hiểu thông tin khoa học chính xác từ nguồn đáng tin cậy để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Tài liệu tham khảo:

  1. Kotipoyina, Harish R., et al. "Tetrodotoxin toxicity." StatPearls [Internet]. StatPearls Publishing, 2023.
  2. Yang, Chen-Chang. (2017). Tetrodotoxin. 10.1007/978-3-319-17900-1_39.

ThS.BS.CKI Nguyễn Hữu Tín

Hành trình cứu người bệnh nguy kịch do đột quỵ 2 lần trong vòng 48 giờ
Điều trị đột quỵ cấp sau diễn tập – Thành quả thiết thực của đào tạo và phối hợp tuyến cơ sở
Trào ngược dạ dày thực quản: Khi Nội Tiêu hóa và Tai Mũi Họng gặp nhau
Sức khoẻ - hành trang không thể thiếu của người lữ khách
Bệnh viện Nhân dân 115 yêu cầu xử lý những thông tin không đúng sự thật đăng tải trên mạng xã hội
Bạn đọc Báo Người Lao Động tiếp sức bệnh nhân viêm tụy cấp
Bệnh viện Nhân dân 115 nói “Hello World!” với Trí thông minh nhân tạo (AI)
Cứu sống người bệnh tràn mủ màng ngoài tim hiếm gặp - Diễn tiến âm thầm và sức chống chọi của người bệnh trước khi nhập viện
Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cứu thành công người Nga bị đột quỵ
Viêm tụy cấp: Cẩm nang dành cho mọi người
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube