Chương trình “Tầm soát suy tĩnh mạch mạn tính dành cho nhân viên khối văn phòng”

Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và giúp cộng đồng hiểu rõ về tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, ngăn ngừa bệnh không tiến triển đến các giai đoạn nặng hơn, chiều 20/9, BV Nhân Dân 115 đã tổ chức chương trình tầm soát suy tĩnh mạch mạn tính “Yêu đôi chân mình, ngừa suy tĩnh mạch” tại hội trường bệnh viện.

Chương trình tầm soát suy tĩnh mạch mạn tính với chủ đề “Yêu đôi chân mình, ngừa suy tĩnh mạch”


Tham gia chương trình có TS.BS Phan Văn Báu - Giám đốc BV Nhân Dân 115; BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân - trưởng khoa Cơ xương khớp; BS.CK2 Dương Văn Mười Một - phó trưởng khoa Phẫu thuật Tim-Lồng ngực mạch máu; ThS.BS Thượng Thanh Phương - khoa Tim mạch tổng quát và sự có mặt của hơn 120 bác sĩ, điều dưỡng đến từ các khoa phòng của Bệnh viện Nhân Dân 115.

Sau phần phát biểu khai mạc của TS.BS Phan Văn Báu, BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân thuyết trình xoay quanh vấn đề: “Bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới tại Việt Nam”.

BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân - trưởng khoa Cơ xương khớp

BS.CK2 Dương Văn Mười Một thuyết trình phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch nông bằng liệu pháp đốt laser

Những vấn đề liên quan đến tầm soát tĩnh mạch mạn tính được ThS.BS Thượng Thanh Phương - Khoa Tim mạch tổng quát trình bày.

ThS.BS Thượng Thanh Phương - Khoa Tim mạch tổng quát tư vấn các phương pháp tầm soát tĩnh mạch mạn tính.

Các báo cáo viên đã mang đến cho chương trình những thông tin hữu ích, thiết thực về bệnh lý suy tĩnh mạch mãn tính: Triệu chứng nhận biết, cách phòng ngừa, tầm soát cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý này.

Tiếp đến là phần hỏi - đáp và tư vấn những trường hợp đặc biệt do BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân; BS.CK2 Dương Văn Mười Một và ThS.BS Thượng Thanh Phương phụ trách.



Hơn 120 bác sĩ, điều dưỡng đến tham gia chương trình

Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới do suy các van tĩnh mạch thuộc hệ tính mạch nông và/ hoặc hệ tĩnh mạch sâu, có thể kèm theo thuyên tắc tĩnh mạch hoặc không. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và kết quả siêu âm Doppler mạch máu.

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh mạn tính, bệnh này thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi - do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác. Nhưng hiện nay bệnh này cũng đang xuất hiện nhiều ở giới trẻ.

Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới. Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây phiền hà đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của chúng ta.


Mỹ Thi - Thanh Thảo
Hành trình cứu người bệnh nguy kịch do đột quỵ 2 lần trong vòng 48 giờ
Điều trị đột quỵ cấp sau diễn tập – Thành quả thiết thực của đào tạo và phối hợp tuyến cơ sở
Trào ngược dạ dày thực quản: Khi Nội Tiêu hóa và Tai Mũi Họng gặp nhau
Sức khoẻ - hành trang không thể thiếu của người lữ khách
Cứu sống người bệnh suy hô hấp nguy kịch  Do ngộ độc tetradotoxin nặng sau khi ăn nhầm so biển
Bệnh viện Nhân dân 115 yêu cầu xử lý những thông tin không đúng sự thật đăng tải trên mạng xã hội
Bạn đọc Báo Người Lao Động tiếp sức bệnh nhân viêm tụy cấp
Bệnh viện Nhân dân 115 nói “Hello World!” với Trí thông minh nhân tạo (AI)
Cứu sống người bệnh tràn mủ màng ngoài tim hiếm gặp - Diễn tiến âm thầm và sức chống chọi của người bệnh trước khi nhập viện
Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cứu thành công người Nga bị đột quỵ
Viêm tụy cấp: Cẩm nang dành cho mọi người
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube