Chẩn đoán nhanh và cứu sống bệnh nhân bị thuyên tắc phổi bằng thuốc tiêu sợi huyết

Trước khi nhập viện 1 tuần, bà N.N.T (60 tuổi) đến khám bệnh tại một phòng khám đa khoa, ghi nhận có triệu chứng đau ngực bên mạn sườn phải, khó thở và ho mới khởi phát được 4 ngày. Bệnh nhân được thực hiện một số xét nghiệm tổng quát, kết luận có tăng huyết áp, mỡ máu cao, các xét nghiệm khác không gì đặc biệt.

Bà T. dùng thuốc theo toa đều đặn nhưng triệu chứng vẫn còn âm ỉ.

4 giờ sáng ngày nhập viện, sau khi đi vệ sinh, bà T. cảm thấy mệt, xây xẩm, đứng không vững nên nhập viện một bệnh viện đa khoa tại địa phương, trong tình trạng huyết áp = 00 mmHg. Bệnh nhân được dùng thuốc vận mạch và chuyển khẩn cấp đến Bệnh viện Nhân Dân 115, nhập khoa Hồi sức tim mạch điều trị.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tim mạch ghi nhận bệnh nhân gọi hỏi biết, rất đừ, thở mệt, mạch rất nhẹ, huyết áp = 00 mmHg (đang dùng vận mạch Noradrenaline liều tương đối cao). Bệnh nhân không có tiền căn bệnh nội khoa, không sử dụng thuốc gì đặc biệt trước đó, không tiền sử dùng thuốc ngừa thai.

Một số cận lâm sàng nổi bật:
- Ghi nhận siêu âm tim có bất thường thất phải.
- Điện tâm đồ: nhịp nhanh xoang.
- Xquang phổi: ghi nhận có một tổn thương phổi mới (dấu hình nêm/ nhồi máu phổi).


Bác sĩ lập luận khả năng là một trường hợp thuyên tắc phổi nguy cơ cao, hội chẩn với lãnh đạo khoa cho bệnh nhân chụp tối khẩn CT scan ngực. Kết quả CT scan ngực: thuyên tắc nhiều nhánh động mạch phổi.

Lập tức bệnh nhân được sử dụng Heparin không phân đoạn và dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch/ 2 giờ.

Thời gian từ lúc nhập khoa, chụp CT scan và khởi động tiêu sợi huyết không quá 25 phút. Trong quá trình tiêu sợi huyết, tình trạng bệnh nhân ổn.

Bệnh nhân sau khi tiêu sợi huyết có huyết áp trở lại, không còn dùng vận mạch, ăn uống bình thường.

Sau đó, các bác sĩ tầm soát nguyên nhân thuyên tắc phổi của bệnh nhân, ghi nhận bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu, giảm protein C trong máu nặng (19%), các xét nghiệm khác kể cả ung thư đều âm tính.

Bác sĩ khuyên toàn bộ người nhà (bao gồm 2 người con gái và 1 người con trai) đi kiểm tra protein C, kết quả người con gái lớn bị giảm protein C trung bình, 2 người còn lại protein C ở ngưỡng giới hạn dưới.

Tình trạng bệnh nhân ổn định và được xuất viện sau 5 ngày điều trị. Bệnh nhân được dặn dò về tuân thủ điều trị và lối sống. Tái khám sau 3 tuần, tình trạng sức khỏe bà T. tốt.

Bác sĩ điều trị Đỗ Thiên Ân - khoa Hồi sức tim mạch cho biết: Khi gặp một trường hợp bệnh nhân tụt huyết áp, cần loại trừ sốc phản vệ, sốc nhiễm trùng, sốc tim, sốc giảm thể tích để đưa ra chẩn đoán nghi ngờ về thuyên tắc phổi. Ngoài ra, cần tìm nguyên nhân của bệnh và tầm soát bệnh cho gia đình.

Đối với trường hợp trên, bệnh nhân đã được chẩn đoán và khởi động tiêu sợi huyết nhanh (dưới 30 phút từ lúc nhập khoa) cứu bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch, đồng thời bác sĩ đã xác định được nguyên nhân bệnh là do giảm protein C có tính chất gia đình.

Bác sĩ Đỗ Thiên Ân khám bệnh chuẩn bị cho bệnh nhân xuất viện


Bác sĩ Đỗ Thiên Ân
- khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhân dân 115

Hành trình cứu người bệnh nguy kịch do đột quỵ 2 lần trong vòng 48 giờ
Điều trị đột quỵ cấp sau diễn tập – Thành quả thiết thực của đào tạo và phối hợp tuyến cơ sở
Trào ngược dạ dày thực quản: Khi Nội Tiêu hóa và Tai Mũi Họng gặp nhau
Sức khoẻ - hành trang không thể thiếu của người lữ khách
Cứu sống người bệnh suy hô hấp nguy kịch  Do ngộ độc tetradotoxin nặng sau khi ăn nhầm so biển
Bệnh viện Nhân dân 115 yêu cầu xử lý những thông tin không đúng sự thật đăng tải trên mạng xã hội
Bạn đọc Báo Người Lao Động tiếp sức bệnh nhân viêm tụy cấp
Bệnh viện Nhân dân 115 nói “Hello World!” với Trí thông minh nhân tạo (AI)
Cứu sống người bệnh tràn mủ màng ngoài tim hiếm gặp - Diễn tiến âm thầm và sức chống chọi của người bệnh trước khi nhập viện
Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cứu thành công người Nga bị đột quỵ
Viêm tụy cấp: Cẩm nang dành cho mọi người
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube