“Cơn ác mộng” mang tên Paraquat
TS.BS Vũ Đình Thắng (Trưởng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc - Bệnh viện Nhân dân 115) cho biết, mỗi ngày tại khoa này tiếp nhận ít nhất 1-2 ca bị ngộ độc bằng thuốc diệt cỏ Paraquat. Qua khai thác thông tin từ thân nhân, hầu hết bệnh nhân còn trẻ tuổi, tự tử với những lý do rất nhỏ nhặt như bị bố mẹ mắng, giận chồng, vợ, người yêu, áp lực thi cử... Mỗi năm, ghi nhận có hơn 1.000 ca ngộ độc Paraquat.
Đối với các loại ngộ độc như: ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc… thì tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 1%. Nhưng riêng đối với ngộ độc Paraquat thì chiếm tỉ lệ tử vong khá cao, từ 58-90%. “Paraquat là chất rất độc, khi bệnh nhân có ý định dùng để tự tử thì tỉ lệ tử vong rất cao, có thể đạt tới 90%. Kể cả áp dụng các biện pháp thuốc lọc máu, giải độc, rửa dạ dày... nhưng tỷ lệ sống sót không cao, chỉ khoảng 30%. Thật sự là cơn ác mộng!” - TS.BS Vũ Đình Thắng nhấn mạnh.
Các bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nôn ói nhiều, miệng bị loét, đau rát…
Chỉ cần uống 1 nắp nước suối hoặc thìa cà phê thuốc diệt cỏ Paraquat trở lên qua đường miệng vào cơ thể đều có nguy cơ tử vong. Một khi Paraquat đã vào trong cơ thể, qua đường tiêu hóa thì rất khó cứu chữa. Paraquat là một trong số chất độc hiếm hoi cấp cứu rất oái oăm, bác sĩ phải đánh vật với bệnh nhân vì không được thở oxy, nếu dùng sẽ sản sinh ra chất độc hơn khiến phổi xơ nhanh hơn.
Để cấp cứu tình trạng ngộ độc Paraquat, lọc máu hấp phụ được ghi nhận đem lại hiệu quả nhất. Tính cả nước, hiện có 2 đơn vị là Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) và khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc (BV Nhân dân 115) là có thực hiện phương pháp lọc máu hấp phụ.
“Paraquat từ dạ dày thấm vào máu rồi đi vào các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy, lọc máu hấp phụ bằng cột than hoạt tính sẽ loại bỏ dần độc chất cho đến khi bệnh nhân xét nghiệm âm tính với Paraquat là hoàn tất quá trình. Thông thường, mỗi ngày lọc một lần, mỗi lần kéo dài 8 giờ và thực hiện trong vòng 5-7 ngày mới kết thúc”, BS Thắng giải thích thêm.
TS.BS Vũ Đình Thắng bên cạnh giường bệnh nhân cấp cứu ngộ độc Paraquat với kỹ thuật “Lọc máu hấp phụ”
Ngộ độc thuốc diệt cỏ - xử lý thế nào?
Thời gian “giờ vàng” chỉ là 2 giờ đầu sau khi uống phải thì bệnh nhân có cơ hội được cứu sống. Tuy nhiên, theo ghi nhận, ngộ độc paraquat thường dài hơn 6 giờ sau khi uống. Chưa kể, nhiều bệnh nhân đến viện cấp cứu rất muộn và việc xác định ngộ độc Paraquat cũng cần những khoảng thời gian nhất định.
Chính vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân uống thuốc diệt cỏ, phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân.
Theo TS.BS Vũ Đình Thắng, để tránh tình trạng ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat cần tránh 2 việc: uống nhầm và đối tượng chủ động tìm đến chất kịch độc này do yếu tố tâm lý. Theo đó, nên để thuốc diệt cỏ ở nơi kín đáo, không chứa trong chai nước suối, trà xanh, để hóa chất tránh xa tầm tay trẻ em. Quan tâm đến trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, tránh tình trạng bi quan dẫn đến tự tử.
Nếu bỏ qua “thời gian vàng” và không được cấp cứu đúng cách, những người uống thuốc diệt cỏ Paraquat đều tử vong, nhưng phải trải qua những ngày đớn đau, vật vã trước khi chết. Nếu may mắn được cứu sống, thì số tiền điều trị là rất lớn chưa kể với di chứng về các bệnh nội tạng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cuộc đời còn lại.
TS.BS Vũ Đình Thắng (Trưởng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc - Bệnh viện Nhân dân 115) cho biết, mỗi ngày tại khoa này tiếp nhận ít nhất 1-2 ca bị ngộ độc bằng thuốc diệt cỏ Paraquat. Qua khai thác thông tin từ thân nhân, hầu hết bệnh nhân còn trẻ tuổi, tự tử với những lý do rất nhỏ nhặt như bị bố mẹ mắng, giận chồng, vợ, người yêu, áp lực thi cử... Mỗi năm, ghi nhận có hơn 1.000 ca ngộ độc Paraquat.
Đối với các loại ngộ độc như: ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc… thì tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 1%. Nhưng riêng đối với ngộ độc Paraquat thì chiếm tỉ lệ tử vong khá cao, từ 58-90%. “Paraquat là chất rất độc, khi bệnh nhân có ý định dùng để tự tử thì tỉ lệ tử vong rất cao, có thể đạt tới 90%. Kể cả áp dụng các biện pháp thuốc lọc máu, giải độc, rửa dạ dày... nhưng tỷ lệ sống sót không cao, chỉ khoảng 30%. Thật sự là cơn ác mộng!” - TS.BS Vũ Đình Thắng nhấn mạnh.
Các bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nôn ói nhiều, miệng bị loét, đau rát…
Chỉ cần uống 1 nắp nước suối hoặc thìa cà phê thuốc diệt cỏ Paraquat trở lên qua đường miệng vào cơ thể đều có nguy cơ tử vong. Một khi Paraquat đã vào trong cơ thể, qua đường tiêu hóa thì rất khó cứu chữa. Paraquat là một trong số chất độc hiếm hoi cấp cứu rất oái oăm, bác sĩ phải đánh vật với bệnh nhân vì không được thở oxy, nếu dùng sẽ sản sinh ra chất độc hơn khiến phổi xơ nhanh hơn.
Để cấp cứu tình trạng ngộ độc Paraquat, lọc máu hấp phụ được ghi nhận đem lại hiệu quả nhất. Tính cả nước, hiện có 2 đơn vị là Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) và khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc (BV Nhân dân 115) là có thực hiện phương pháp lọc máu hấp phụ.
“Paraquat từ dạ dày thấm vào máu rồi đi vào các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy, lọc máu hấp phụ bằng cột than hoạt tính sẽ loại bỏ dần độc chất cho đến khi bệnh nhân xét nghiệm âm tính với Paraquat là hoàn tất quá trình. Thông thường, mỗi ngày lọc một lần, mỗi lần kéo dài 8 giờ và thực hiện trong vòng 5-7 ngày mới kết thúc”, BS Thắng giải thích thêm.

Ngộ độc thuốc diệt cỏ - xử lý thế nào?
Thời gian “giờ vàng” chỉ là 2 giờ đầu sau khi uống phải thì bệnh nhân có cơ hội được cứu sống. Tuy nhiên, theo ghi nhận, ngộ độc paraquat thường dài hơn 6 giờ sau khi uống. Chưa kể, nhiều bệnh nhân đến viện cấp cứu rất muộn và việc xác định ngộ độc Paraquat cũng cần những khoảng thời gian nhất định.
Chính vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân uống thuốc diệt cỏ, phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân.
Theo TS.BS Vũ Đình Thắng, để tránh tình trạng ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat cần tránh 2 việc: uống nhầm và đối tượng chủ động tìm đến chất kịch độc này do yếu tố tâm lý. Theo đó, nên để thuốc diệt cỏ ở nơi kín đáo, không chứa trong chai nước suối, trà xanh, để hóa chất tránh xa tầm tay trẻ em. Quan tâm đến trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, tránh tình trạng bi quan dẫn đến tự tử.
Nếu bỏ qua “thời gian vàng” và không được cấp cứu đúng cách, những người uống thuốc diệt cỏ Paraquat đều tử vong, nhưng phải trải qua những ngày đớn đau, vật vã trước khi chết. Nếu may mắn được cứu sống, thì số tiền điều trị là rất lớn chưa kể với di chứng về các bệnh nội tạng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cuộc đời còn lại.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV nhằm loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đây là hành động thiết thực và giảm thiểu được nhiều tình trạng đau lòng do ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat trong thời gian tới. Tuy nhiên, quyết định cũng ấn định thời gian thực hiện sau 2 năm. |