Uống nhầm viên thuốc còn vỏ, 1 bệnh nhân nữ phải vào viện nội soi cấp cứu

Bác sĩ Trịnh Nguyễn Hưng – Đơn Vị Nội Soi BVND 115 cho biết: “Tình trạng uống thuốc quên bóc vỏ thường gặp tại Đơn vị nội soi Bệnh viên Nhân dân 115, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên uống 01 lần nhiều viên thuốc cùng lúc và cẩn thận lưu ý khi uống thuốc.”

Ngày 11/6/2023 Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ, 60 tuổi do uống nhầm viên thuốc chưa bóc vỏ, sau khi uống bệnh nhân đau tức ngực nhiều, được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115. Bệnh nhân được nhanh chóng chuyển tới đơn vị nội soi, tiến hành nội soi cấp cứu gắp ra viên thuốc còn trong vỉ sắc nhọn, kích thước khoảng 1,5cm x 2cm, mắc kẹt ở thực quản giữa, trường hợp này nếu không được lấy ra sớm, có thể gây thủng thực quản, áp xe trung thất và có thể gây tử vong. Nếu viên thuốc còn vỏ đi qua thực quản, có khả năng mắc kẹt tại ruột non hoặc đại trực tràng gây biến chứng thủng hoặc áp xe, chảy máu...

Bác sĩ Trịnh Nguyễn Hưng – Đơn Vị Nội Soi BVND 115 cho biết: “Tình trạng uống thuốc quên bóc vỏ thường gặp tại Đơn vị nội soi Bệnh viên Nhân dân 115, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên uống 01 lần nhiều viên thuốc cùng lúc và cẩn thận lưu ý khi uống thuốc.”


 

 

 

Trường hợp người bệnh khi nghi ngờ nuốt nhầm viên thuốc còn vỏ hoặc bất cứ dị vật nào nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và gắp ra qua nội soi. Tránh để quá trễ có thể gây biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng.

 

    BS Trịnh Nguyễn Hưng- Đơn vị nội soi – Bệnh viện Nhân dân 115

Buổi gặp gỡ giữa Talentnet Việt Nam và Bệnh viện Nhân dân 115
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 KỊP THỜI CỨU SỐNG 2 NGƯỜI BỆNH NGỘ ĐỘC CHẤT GÂY METHEMOGLOBIN NGUY KỊCH
Lãnh đạo TP.HCM thăm hỏi nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024: “Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự an toàn của người bệnh - Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn”
Ngành y tế TPHCM khẩn trương gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3
Hội thảo Khoa học Hợp tác giữa Fujifilm và Bệnh viện Nhân dân 115: Cập nhật Kỹ thuật nội soi tiêu hóa mới từ các chuyên gia Nhật Bản
Hướng dẫn giám sát cách ly phòng bệnh sởi
Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ mắc bệnh sởi
Hỏi đáp về chiến dịch tiêm vắc xin sởi
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
Tiêm vắc xin sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube