Phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp vỡ phình động mạch não phức tạp và hiếm gặp

Túi phình động mạch thân nền là một dạng một dị dạng mạch máu khá hiếm gặp, chiếm 5% trong các trường hợp túi phình động mạch não. Người bệnh mang túi phình này thường không có triệu chứng khi chưa vỡ tuy nhiên nếu túi phình vỡ thường đe dọa tính mạng.

Ngày 21 tháng 06 năm 2023 Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận một trường hợp người bệnh nam, 44 tuổi, khởi phát bệnh với tình trạng đột ngột đau đầu dữ dội, kèm nôn ói. Sau cơn đau, người bệnh lơ mơ, tiếp xúc chậm, huyết áp đo được 190/100 mmHg, người bệnh được đưa đến khám tại Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện nhân dân 115. CT-scan sọ não phát hiện tình trạng xuất huyết não lan tỏa vùng khoang dưới dưới nhện. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng nghi ngờ do vỡ túi phình mạch máu não. Người bệnh được tiến hành kỹ thuật chụp mạch máu não số hóa xóa nền và phát hiện ra túi phình đã vỡ ở đỉnh động mạch thân nền với kích thước lớn 7x7mm, cổ túi phình rộng. Một dạng túi phình rất hiếm gặp, ở vị trí nguy hiểm nhưng hình thái túi phình lại phức tạp và không thuận lợi cho việc can thiệp nội mạch làm tắc túi phình.


Bệnh viện đã tổ chức hội chẩn ngay giữa các Bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh và các Bác sĩ của Đơn vị can thiệp thần kinh. Dựa trên tình trạng bệnh, hình thái túi phình và xem xét những yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến phương pháp điều trị. Các bác sĩ đã đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng người bệnh là phẫu thuật kẹp clip nhằm loại bỏ túi phình, tránh tình trạng tái vỡ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Xác định đây là một ca phẫu thuật khó nên chúng tôi đã chọn lựa êkip phẫu thuật viên giỏi, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật mạch máu não. Sau hơn 8 giờ phẫu thuật, các mạch máu não được bóc tách một cách tỉ mỉ dưới kính hiển vi, bảo tồn tối đa các mạch máu nhỏ, không bị tổn thương trong quá trình bộc lộ, túi phình mạch máu đã được loại bỏ hoàn toàn bằng kẹp clip chuyên dụng.

 

 

Hình 2: Hình ảnh trong mổ dưới kính hiển vi cho thấy túi phình đỉnh thân nền nằm kế các nhánh xuyên cần phải bảo tồn cho thấy mức độ phức tạp của ca phẫu thuật

Theo y văn: Túi phình động mạch thân nền là một dạng một dị dạng mạch máu khá hiếm gặp, chiếm 5% trong các trường hợp túi phình động mạch não. Thường được phát hiện độ tuổi từ 40 đến 60, người bệnh mang túi phình này thường không có triệu chứng khi chưa vỡ tuy nhiên nếu túi phình vỡ thường đe dọa tính mạng. Phẫu thuật túi phình đỉnh thân nền là một thử thách thật sự đối với chuyên ngành ngoại khoa thần kinh vì tỉ lệ biến chứng cao.

 

 

Hình 3: Mạch máu não sau phẫu thuật, túi phình vùng đỉnh

động mạch thân nền được loại bỏ hoàn toàn bằng clip chuyên dụng chất liệu Titanium


Sau phẫu thuật bệnh nhân tỉnh táo, nói chuyện và sinh hoạt bình thường, không ghi nhận tình trạng yếu liệt. Tình trạng đau đầu giảm nhiều so với trước đó. Bệnh nhân được theo dõi, chăm sóc hậu phẫu. Sau khi đánh giá vết mổ lành tốt, tình trạng ổn định,  người bệnh được xuất viện trong niềm hân hoan của gia đình và người bệnh ./.

 

 

 

TS.BS Nguyễn Văn Tuấn - Trưởng khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Nhân dân 115

Và ekip phẫu thuật: BS Lê Nguyễn Duy Khương, BS Tô Thanh Toàn, BS Trần Văn Dũng

Lễ ký kết hợp tác giữa Bệnh viện Nhân dân 115 và Công Ty TNHH Siemens Healthcare: Tăng cường chất lượng dịch vụ y tế
Buổi gặp gỡ giữa Talentnet Việt Nam và Bệnh viện Nhân dân 115
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 KỊP THỜI CỨU SỐNG 2 NGƯỜI BỆNH NGỘ ĐỘC CHẤT GÂY METHEMOGLOBIN NGUY KỊCH
Lãnh đạo TP.HCM thăm hỏi nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024: “Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự an toàn của người bệnh - Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn”
Ngành y tế TPHCM khẩn trương gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3
Hội thảo Khoa học Hợp tác giữa Fujifilm và Bệnh viện Nhân dân 115: Cập nhật Kỹ thuật nội soi tiêu hóa mới từ các chuyên gia Nhật Bản
Hướng dẫn giám sát cách ly phòng bệnh sởi
Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ mắc bệnh sởi
Hỏi đáp về chiến dịch tiêm vắc xin sởi
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube