Đau cổ vai gáy

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy và thường thì không chỉ có một nguyên nhân duy nhất vì đau là một cảm nhận phức tạp, tổng hợp của các phản ứng dẫn truyền thần kinh từ cơ quan tổn thương với các yếu tố cơ địa, môi trường việc làm.
Đau cổ vai gáy là một loại đau rất hay gặp ở tất cả các lứa tuổi. Nếu như đau vai gáy ở người có tuổi thường là do tình trạng thoái hóa cột sống vùng cổ, thì ở người trẻ tuổi nguyên nhân hay gặp lại là nguyên nhân từ các cơ chi phối vận động cho vùng này. Tình trạng hoạt động quá mức của các cơ sẽ dẫn tới cơ bị co cứng và có thể phì đại xơ hoá, làm chèn ép các dây thần kinh đi giữa các lớp cơ và gây ra tình trạng đau mỏi khó chịu dai dẳng kéo dài. Đau cổ vai gáy không chỉ hay gặp ở người lao động chân tay, mà còn gặp rất nhiều ở những người làm việc trong văn phòng…

 

 

 

 

 

 

 


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Đau cổ vai gáy mặc dù không nguy hiểm  nhưng lại là một căn bệnh gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Những cơn đau kéo dài, dai dẳng sẽ làm bệnh nhân không tiếp tục làm việc, làm việc mất tập trung, mất ngủ và có thể dẫn tới lo âu, trầm cảm…

Có rất nhiều phương pháp điều trị đau cổ vai gáy

Nguyên tắc chung là tìm nguyên nhân gây ra đau và điều trị triệu chứng đau bằng thuốc.., cũng như các phương pháp không sử dụng thuốc như kéo nắn, vật lý trị liệu…

Chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy lại không hề đơn giản. Để chẩn đoán nguyên nhân đau cổ vai gáy, các bác sỹ phải thăm khám lâm sàng, kết hợp các thăm dò cận lâm sàng như chụp phim XQ, MRI, đo điện cơ… để đánh giá tình trạng cột sống cổ và các vùng tổ chức liên quan. Nhiều trường hợp những hình ảnh bất bình thường trên phim hay trên thăm dò chức năng thần kinh, cơ  không có liên quan đến tình trạng đau của người bệnh.. Chính vì thế người bệnh cần đến các bác sỹ chuyên khoa Thần kinh, Chỉnh hình, Xương khớp có kinh nghiệm chứ không nên nghe theo những hướng dẫn truyền miệng hay kinh nghiệm của một vài người nào đó trên mạng xã hội…

 

 

BS.CKII Nguyễn Hữu Tâm

Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình

Những điều cần biết về bệnh sởi
Áp xe gan vì hóc xương cá, trường hợp hiếm gặp đã được cứu sống tại Bệnh viện Nhân dân 115
Phẫu thuật điều trị đứt gân gót cấp bằng kỹ thuật ít xâm lấn dưới hướng dẫn của siêu âm
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa
Tư vấn dành cho người bệnh cao huyết áp
Cùng nhau ngăn chặn sự đề kháng kháng sinh
Bệnh nấm phổi do Aspergillus
Hỏi đáp về bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
TTƯT. PGS. TS. BS. Nguyễn Huy Thắng: Nên làm gì khi có túi phình động mạch não chưa vỡ?
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube