Chấn thương cột sống thắt lưng để lại di chứng nặng nề do tại nạn lao động rơi thang máy tầng cao

Chấn thương cột sống là một chấn thương nặng có thể gây tàn phế hoặc tử vong mà nguyên nhân thường do tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình thao tác lao động, té ngã từ trên cao xuống.

Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân 115 đã tiếp nhận 2 trường hợp tai nạn cấp cứu do rơi cabine thang máy từ tầng cao. Cả 2 trường hợp đã được đội ngũ bác sĩ nhân viên y tế bệnh viện khẩn trương cứu chữa bảo vệ tính mạng kịp thời tuy nhiên vấn đề chấn thương cột sống thắt lưng nghiệm trong đã dẫn đến di chứng liệt 2 chân, mất khả năng vận động đi lại của người bị tai nạn. Chấn thương cột sống là một chấn thương nặng có thể gây tàn phế hoặc tử  vong mà nguyên nhân thường do tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình  thao tác lao động, té ngã từ trên cao xuống ....

Việc cấp cứu đúng cách và xử trí kịp thời sẽ giúp người bị tai nạn giảm thiểu được những biến chứng do chấn thương gây ra. Nhận thấy đây là 2 trường hợp điển hình về tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động, nhằm mục tiêu nâng cao sự hiểu biết và trách nhiệm của mọi người dân đặc biệt là vấn đề an toàn lao động đến với các đơn vị sử dụng người lao động và cơ quan bảo vệ quyền lợi của người lao động, Bệnh viện Nhân dân 115 xin chia sẻ tóm tắt về thông tin và diễn biến của 2 trường hợp bị tại nạn lao động nêu trên như sau:

Trường hợp 1: Bệnh nhân nam, sinh 1993. Nhập viện: 11h10, 08/04/2022. Nghề nghiệp: thợ sửa thang máy. Địa chỉ: Xã Tân Việt, Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương. Bệnh sử: Bệnh nhân đang sửa cáp thang máy thì có người khác bước vào làm thang quá tải rơi xuống từ độ cao lầu 7, bệnh nhân không rõ cơ chế va đập chuyển BVND 115.

Tình trạng lúc nhập cấp cứu:  Tỉnh, tiếp xúc được. Mạch: 82 lần/phút. HA: 100/60 mmHg. Nhiệt độ: 37 độ C. Nhịp thở 20 lần/phút. Tim đều, phổi trong, bụng mềm. Đồng tử đều 2 ly, PXAS (+). Tê + giảm cảm giác 2 chân từ ngang bẹn trở xuống. Liệt hoàn toàn 2 chân, Bí tiểu.



 

 

Xử trí tại cấp cứu: Giảm đau + đặt sonde tiểu lưu, nẹp bột bất động cẳng – bàn chân phải, áo nẹp bất động cột sống thắt lưng, hội chẩn các chuyên khoa.

Xử trí tại khoa Ngoại thần kinh Giảm đau + chống phù tủy, Tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân, Phương pháp phẫu thuật : Nắn chỉnh cột sống ngực – thắt lưng, cố định cột sống D11, D12, L1, L2 bằng vít chân cung và cắt bản sống D12, L1 giải ép tủy.


 

 

Trường hợp 2: Bệnh nhân nam, sinh 1995, Nhập viện: 11h20, 08/04/2022, Nghề nghiệp: thợ sửa thang máy, Địa chỉ: Xã Long Tiên, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang, Bệnh sử: Bệnh nhân bước vào thang máy đang sửa làm thang quá tải rơi xuống từ độ cao lầu 7, bệnh nhân không rõ cơ chế va đập chuyển BVND 115 .

Tình trạng lúc nhập cấp cứu: Tỉnh, tiếp xúc được. Mạch: 100 lần/phút. HA: 100/60 mmHg. Nhiệt độ: 37 độ C. Nhịp thở 20 lần/phút. Tim đều, phổi trong, bụng mềm, đồng tử đều 2 ly, PXAS (+). Đau cột sống thắt lưng. Tê từ bẹn xuống + liệt hoàn toàn 2 chân. Bí tiểu.


 

 

Xử trí tại cấp cứu: Giảm đau, đặt sonde tiểu lưu, áo nẹp bất động cột sống thắt lưng, hội chẩn các chuyên khoa, 16h00, 08/04/2022: Bệnh tỉnh, HA tụt 75/58 mmHg, bù dịch, dùng vận mạch (Noradrenalin) chuyển Gây mê - Hồi sức Ngoại.

Xử trí tại khoa Gây mê - Hồi sức Ngoại: Giảm đau với Morphin, bù dịch, bất động cột sống thắt lưng với áo nẹp, bù máu (6 khối Hồng cầu lắng A +), hội chẩn các chuyên khoa.

Ngoại thần kinh tiến hành phẫu thuật cấp cứu làm cứng cột sống D12-> L4 với vít cuống cung, cắt bản sống L1, L2 giải ép chóp tủy vá phục hồi màng cứng bị rách 2 vị trí ngang L2 và nắn chỉnh cột sống thắt lưng.


 

 

Bàn luận:

Chấn thương cột sống thường gặp trong sinh hoạt, lao động hằng ngày, trong đó, tai nạn lao động (20%) thường do té từ trên cao và để lại di chứng yếu liệt rất nặng nề, tàn phế. Người bệnh thường tốn kém chi phí cho điều trị, chế độ chăm sóc kéo dài, phục hồi chức năng. Đặc biệt, người bị tai nạn có thể mất mất khả năng sinh hoạt và lao động.

Vì vậy, đối với các đơn vị sử dụng người lao động cần ban hành và triển khai những khuyến cáo, quy định, quy trình chi tiết chặt chẽ và tập huấn kỹ lưỡng cho người lao động về đảm bảo an toàn lao động, phòng ngừa những sự cố tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cần có những chính sách về bảo hiểm tai nạn lao động, hỗ trợ chi phí, động viên quan tâm cho những trường hợp người lao động không may bị tai nạn trong quá trình lao động.

Đối với người lao động chú ý tuân thủ các hướng dẫn về an toàn lao động nghiêm ngặt, đặc biệt chú ý cảnh giác đảm bảo an toàn trong các trường hợp lao động dưới các điều kiện nguy cơ cao như leo trèo sửa chữa các vị trí cao, sửa tháng máy, các thao tác kỹ thuật lao động phức tạp không đảm bảo thăng bằng hoặc không có phương tiện bảo hộ chắc chắn. Bên cạnh đó, người lao động nên tìm hiểu đầy đủ về chính sách chế độ bảo hiểm tai nạn lao động nghề nghiệp của công ty chủ quản để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bản thân.

Điều trị sau mổ:

Khi bệnh nhân tiến hành phục hồi chức năng, mục đích chính là giúp bệnh nhân có thể phục hồi lại chức năng vận động đã bị mất, hoặc nếu cơ hội phục hồi khả năng vận động không còn thì phục hồi chức năng giúp hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển như xe lăn, nạng, nẹp... để có thể thực hiện được các hoạt động sống hàng ngày một cách độc lập nhất. Qua đó giúp bệnh nhân hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

Về tình trạng cơ thể: Phòng chống loét da do đè ép là một việc rất quan trọng, cần sử dụng đệm chống loét (đệm hơi hoặc đệm nước), thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ một lần bằng các kỹ thuật vị thế để loại bỏ đè ép, giữ cho da vùng dễ bị loét luôn khô ráo và sạch sẽ, phát hiện sớm các vùng da có nguy cơ loét để kịp thời xử lý, chăm sóc và điều trị loét.

Chăm sóc chức năng tiết niệu: Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày kể cả ăn), đặt thông tiểu lưu trong giai đoạn choáng tủy, sau đó là thông tiểu ngắt quãng 4 giờ một lần, hướng dẫn người bệnh tự thông tiểu sau khi ra viện, tập phục hồi chức năng bàng quang, phát hiện và điều trị sớm nhiễm trùng đường tiết niệu .

Phục hồi chức năng tiêu hoá: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng với lượng chất xơ phù hợp, tập đại tiện theo giờ cố định, tập thể dục thường xuyên, hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát đại tiện .

Kiên trì vận động: Ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp đối với người bị tổn thương tủy sống như loét da do đè ép, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu, teo cơ, cứng khớp, co rút biến dạng... Chương trình tập bao gồm cả tập thở, tập ho, tập vận động đúng tư thế, tập theo tầm vận động, tập di chuyển tại giường, tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại, tập làm mạnh cơ, tập thăng bằng ngồi tĩnh và động, tập đi, tập với các dụng cụ trợ giúp.

ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Nhân dân 115

 

Những điều cần biết về bệnh sởi
Áp xe gan vì hóc xương cá, trường hợp hiếm gặp đã được cứu sống tại Bệnh viện Nhân dân 115
Phẫu thuật điều trị đứt gân gót cấp bằng kỹ thuật ít xâm lấn dưới hướng dẫn của siêu âm
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa
Tư vấn dành cho người bệnh cao huyết áp
Cùng nhau ngăn chặn sự đề kháng kháng sinh
Bệnh nấm phổi do Aspergillus
Đau cổ vai gáy
Hỏi đáp về bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
TTƯT. PGS. TS. BS. Nguyễn Huy Thắng: Nên làm gì khi có túi phình động mạch não chưa vỡ?
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube