Sơ cấp cứu khi có người bị điện giật

Hình minh họa - Nguồn Internet

Gọi cấp cứu ngay nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây:

- Ngừng tim

- Có vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim)

- Suy hô hấp

- Đau và co rút cơ

- Co giật

- Tê bì và ù tai

- Bất tỉnh

Trong khi chờ đợi sự trợ giúp y tế, thực hiện theo các bước sau:

- Trước tiên hãy quan sát. Không động chạm vào nạn nhân. Nạn nhân có thể vẫn tiếp xúc với nguồn điện. Khi động chạm vào nạn nhân, dòng điện có thể sẽ truyền sang người bạn.

- Tắt nguồn điện nếu có thể. Nếu không, hãy đưa nguồn điện ra xa bạn và nạn nhân, dùng vật dụng không dẫn điện làm bằng bìa các tông, nhựa hoặc gỗ.

- Kiểm tra những dấu hiệu của tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động). Nếu không có, hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức.

- Đề phòng sốc. Đặt nạn nhân nằm xuống ở tư thế đầu thấp hơn thân mình một chút, và kê cao chân.

Thận trọng

- Không đụng chạm vào nạn nhân bằng tay trần nếu nạn nhân vẫn tiếp xúc với dòng điện.

- Không tới gần dây điện cao thế cho tới khi nguồn điện được ngắt. Đứng cách xa ít nhất 6m, và phải xa hơn nếu dây điện đang đung đưa và đánh điện.

- Không di chuyển nạn nhân bị điện giật trừ phi người đó đang trong tình trạng nguy kịch.


Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube