Quy trình ghi hình PET-CT

I. Bác sĩ chỉ định:

1. Nội viện: Tất cả các bệnh nhân có chỉ định định chụp PET/CT mời bác sĩ PET/CT hội chẩn để lên lịch chụp và chuẩn bị dược chất phóng xạ trước chụp. Bác sĩ PET/CT có nhiệm vụ giải thích cho người bệnh lợi ích và sự cần thiết của việc chụp PET/CT. Giải thích cách chụp hướng dẫn người bệnh chuẩn bị trước khi chụp để có hình ảnh đẹp nhất, thông báo chi phí chụp, các tai biến có thể xảy ra, cho bệnh nhân làm cam kết.

2. Ngoại viện: Bác sĩ chỉ định liên hệ bác sĩ PET/CT hoặc bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh (xin đề xuất số điện thoại riêng cho phòng PET/CT) thông tin tình trạng bệnh nhân sau đó cho bệnh nhân số điện thoại này người bệnh sẽ liên hệ trực tiếp số điện thoại này để làm một số thủ tục cần thiết trước khi làm cũng như cam kết và đóng tiền chụp.

II. Chuẩn bị bệnh nhân:

1. Chuẩn bị người bệnh:

- Giải thích, tư vấn trước cho người bệnh và thân nhân về phương pháp và các bước tiến hành chụp PET và PET/CT chẩn đoán.

- Người bệnh nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi được tiêm thuốc chụp PET và PET/CT.

- Người bệnh được thăm khám, khai thác tiền sử bệnh, tình trạng thai nghén hay đang cho con bú, lập hồ sơ cho mỗi người bệnh.

- Kiểm tra đường huyết trước khi tiêm 18F-FDG (đường huyết phải thấp hơn 150mg/dl hoặc 8,0 mmol/l).

- Kiểm tra chức năng thận trước, nếu có chỉ định sử dụng thuốc cản quang.

- Lập đường truyền tĩnh mạch.

- Đối với trường hợp chẩn đoán ung bướu cho người bệnh uống thuốc giảm nhu động ruột Hyoscine-N-Butylbromide 20 mg (Buscopan 20mg x 01 viên) trước khi tiêm thuốc phóng xạ, khi cần.

- Sau khi tiêm 18F-FDG, người bệnh uống nhiều nước (ít nhất 1/2 lít nước) trước khi chụp hình.

- Người bệnh nằm nghỉ tại phòng theo dõi trước khi chụp hình 45-90 phút, hạn chế tối đa việc đi lại, nói chuyện vận động trước khi chụp hình.

- Người bệnh đi tiểu hết trước khi vào phòng chụp hình.

2. Hướng dẫn người bệnh sau khi chụp PET và PET/CT

- Người bệnh sau khi chụp hình được theo dõi trong phòng riêng. Bác sĩ kiểm tra lại hình ảnh thu được, bảo đảm đã đạt yêu cầu mới cho người bệnh ra về.

- Hướng dẫn người bệnh đi tiểu sạch vào bể thải trước khi ra về và tiếp tục uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.

- Người bệnh hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 3 giờ, tránh tiếp xúc trong vòng 24 giờ với phụ nữ đang mang thai và trẻ em

III. Trả kết quả:

- Hình ảnh thu được chuyển sang máy tính có phần mềm xử lý, phân tích hình ảnh PET/CT.

- Bác sĩ chuyên khoa Y học hạt nhân phân tích và nhận định kết quả. Hội chẩn thêm với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ chuyên khoa liên quan khi cần thiết.

- Kết quả trả tuỳ trường hợp nhưng không quá 24 giờ.

IV. Lịch làm việc - Giá cả:

- Lịch chụp thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần.

- Giá chụp 27.000.000 đồng, nếu có tiêm thuốc cản quang đóng thêm tiền thuốc cản quang 500.000 đồng.

- Bệnh nhân phải được hẹn chụp trước 24 giờ để chuẩn bị thuốc.

V. Liên hệ:

- Số điện thoại phòng PET/CT.

- Số điện thoại BS Khang 0906883115.

- Số điện thoại BS Hải 0918392655.

- Số điện thoại BS Kha 0919823818.


Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube