Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Do đó, việc chẩn đoán cần được lưu ý, quan tâm để hạn chế dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như loét thực quản, hẹp thực quản thậm chí ung thư thực quản.

Hình minh họa - Nguồn Internet

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh mạn tính do nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi, trong đó vai trò quan trọng của cơ vòng dưới thực quản, dẫn đến tình trạng dịch và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên các triệu chứng và hậu quả của trào ngược.

ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng khoa nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: “Trào ngược dạ dày thực quản có nhiều triệu chứng khác nhau gồm hai nhóm chính: nhóm triệu chứng tại dạ dày thực quản như ợ nóng, ợ chua, trớ, đau thượng vị, nóng rát sau xương ức,… và nhóm triệu chứng ngoài thực quản như khó nuốt, nuốt nghẹn, vướng họng, ho kéo dài,…

Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường cảm thấy nóng rát vùng bụng trên, vùng sau xương ức (trước tim), đắng miệng, mệt mỏi, ăn uống kém ngon. Sự kích ứng của axit ở thực quản còn có thể gây đau ngực giống như đau thắt ngực làm nhiều bệnh nhân lo lắng tưởng rằng mình bị bệnh tim mạch, ho kéo dài bệnh nhân nghĩ mình bị bệnh phổi,...

Nguyên nhân gây mắc bệnh trào ngược dạ dày

Anh N.T.T - nhân viên văn phòng của một công ty quảng cáo phát hiện mình bị barrett thực quản sau một thời gian có nhiều triệu chứng khó chịu như: ợ, nôn, ho,… Do công việc hàng ngày của anh là ngồi văn phòng, cộng thêm việc hút thuốc lá và rượu bia đã khiến anh bị trào ngược dạ dày.

Bác sỹ Tuyết Phượng cho biết: “Những người thường thay đổi giờ giấc ăn uống như ăn uống quá nhanh, ăn nhiều vào bữa tối, ăn fastfood nhiều gia vị,… đồng thời do tính chất công việc phải tiếp xúc với các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, stress… dễ dẫn đến hiện tượng axit trong dạ dày gia tăng bất thường, rối loạn chức năng cơ vòng dưới thực quản. Khi hiện tượng này xảy ra thường xuyên, lượng axit dư thừa bị trào ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản”.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, xuất huyết thực quản, ung thư thực quản,…

Hiện tượng biến chứng trào ngược dạ dày là tình trạng tính chất và thành phần của các tế bào ở vùng thấp thực quản biến đổi, chuyển sản, loạn sản giống như niêm mạc dạ dày, thường là do tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit trong dạ dày. Hiện tượng này có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản dù tỷ lệ thấp. Vì vậy khi bị biến chứng này phải theo dõi định kỳ, nếu có dấu hiệu nguy cơ cao chuyển sang ung thư thì can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.

Làm gì khi mắc chứng trào ngược dạ dày?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần được chữa trị trong một thời gian dài, kiểm soát các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi để hạn chế tái phát. Việc điều trị bao gồm thay đổi thói quen và lối sống như:

- Tránh căng thẳng, không thức khuya

- Luyện tập thể dục thường xuyên

- Không ăn quá khuya, không nhịn đói quá lâu

- Chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày

- Hạn chế các thực phẩm: quá chua (chanh, cóc, me,..) , nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, chocolate

- Không hút thuốc lá, hạn chế café, bia, rượu, các loại thức uống có ga…


Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube