Năm nay tôi 45 tuổi, chồng 54 tuổi. Vợ chồng đi đo mật độ xương thì được biết cả 2 đều bị loãng xương mức độ nhẹ. BS khuyên ăn bổ sung thức ăn có chứa canxi có nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, hải sản, và ăn nhiều rau xanh, trái cây…
Tôi có thắc mắc là máy đo loãng xương hay đặt tại các hội chợ có chính xác? Phương pháp đo nào tin cậy nhất? Thử máu có ra bệnh loãng xương không ạ? Loãng xương giữa nam và nữ có gì khác nhau, cả về cách điều trị và phòng ngừa? Nhờ BS Thục Lan tư vấn giúp chúng tôi.
(Thu Thủy - nguyenthithuy…@gmail.com)
Chào chị,
Thắc mắc của chị rất là có ích. Bởi các máy đo loãng xương đặt ở hội chợ siêu âm loãng xương ở gót chân thì không được dùng để chẩn đoán loãng xương mà chỉ có giá trị tầm soát loãng xương. Tức là nếu như bằng phương pháp này kết quả cho thấy mật độ xương cho thấy mật độ xương thấp thì chị nên kiểm tra lại bằng phương pháp chuẩn để chẩn đoán loãng xương hiện nay là đo bằng phương pháp DXA.
Thử máu không chẩn đoán được bệnh loãng xương.
Loãng xương giữa nam và nữ có khác nhau về nguyên nhân, nếu như ở nữ chủ yếu do tình trạng thiếu hoocmon sinh dục estrogen thì ở nam chủ yếu do tình trạng giảm xương theo tuổi tác. Do đó, điều trị loãng xương ở đó ngoài các thuốc dùng chung cho cả nam lẫn nữ thì còn thêm biện pháp hoocmon thay thế.
Về phòng ngừa thì ngoài 3 biện pháp chính bù đủ canxi, vitamin D, vận động thể thao đúng mức thì ở nam còn thêm yêu cầu giảm rượu, bia, thuốc lá.
Tôi có thắc mắc là máy đo loãng xương hay đặt tại các hội chợ có chính xác? Phương pháp đo nào tin cậy nhất? Thử máu có ra bệnh loãng xương không ạ? Loãng xương giữa nam và nữ có gì khác nhau, cả về cách điều trị và phòng ngừa? Nhờ BS Thục Lan tư vấn giúp chúng tôi.
(Thu Thủy - nguyenthithuy…@gmail.com)
Chào chị,
Thắc mắc của chị rất là có ích. Bởi các máy đo loãng xương đặt ở hội chợ siêu âm loãng xương ở gót chân thì không được dùng để chẩn đoán loãng xương mà chỉ có giá trị tầm soát loãng xương. Tức là nếu như bằng phương pháp này kết quả cho thấy mật độ xương cho thấy mật độ xương thấp thì chị nên kiểm tra lại bằng phương pháp chuẩn để chẩn đoán loãng xương hiện nay là đo bằng phương pháp DXA.
Thử máu không chẩn đoán được bệnh loãng xương.
Loãng xương giữa nam và nữ có khác nhau về nguyên nhân, nếu như ở nữ chủ yếu do tình trạng thiếu hoocmon sinh dục estrogen thì ở nam chủ yếu do tình trạng giảm xương theo tuổi tác. Do đó, điều trị loãng xương ở đó ngoài các thuốc dùng chung cho cả nam lẫn nữ thì còn thêm biện pháp hoocmon thay thế.
Về phòng ngừa thì ngoài 3 biện pháp chính bù đủ canxi, vitamin D, vận động thể thao đúng mức thì ở nam còn thêm yêu cầu giảm rượu, bia, thuốc lá.