Khoa Nội tiết khởi động chương trình tư vấn nhóm nhỏ chuyên sâu

Chương trình sinh hoạt và tư vấn nhóm nhỏ chuyên sâu cùng người bệnh đái tháo đường sẽ diễn ra tại khoa Nội tiết vào 14:00-16:00 ngày thứ ba trong nhiều tuần. Chương trình chia làm 2 đợt:

- Đợt 1: 10/4, 24/4, 8/5, 22/5, 5/6, 19/6

- Đợt 2: 9/10, 23/10, 6/11, 20/11, 4/12, 18/1

Các nội dung được đề cập bao gồm:


BS.CK2 Chu Thị Thanh Phương - phụ trách khoa Nội tiết giới thiệu về các hoạt động sinh hoạt CLB bệnh nhân rất phong phú của khoa: tư vấn nhóm lớn, tư vấn nhóm nhỏ (10-15 người), tư vấn trên website của bệnh viện…

ThS.BS Võ Tuấn Khoa nêu lý do và mục tiêu của chương trình, ông nhấn mạnh: việc giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có tầm quan trọng như “hòn đá tảng” trong công tác điều trị

Chủ đề của buổi sinh hoạt đầu tiên “Đái tháo đường là gì” do BS.CK1 Lê Duy Hưng trình bày, giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về bệnh này.

Hiện nay số lượng người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng tăng nhanh trên toàn thế giới như một đại dịch, do cuộc sống có quá nhiều stress, ít vận động, ăn quá nhiều thức ăn có nhiều năng lượng dẫn đến tăng cân, béo phì.

ĐTĐ là tình trạng glucose trong máu tăng cao thường xuyên. Có 2 nguyên nhân:
- Không có chất insulin
- Có ít chất insulin, insulin tác dụng kém.

Insulin là nội tiết tố do tụy tiết ra giúp đường trong máu đi vào trong tế bào. Khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả, dẫn đến đường tăng cao trong máu dễ dẫn tới mắc bệnh ĐTĐ.


Khi có các triệu chứng: khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mau đói, giảm cân, mệt mỏi toàn thân, hoa mắt, choáng váng… thì nên tầm soát ĐTĐ. Có 2 xét nghiệm để xác định ĐTĐ:

- Đường huyết đói:
+ Nhịn ăn uống ít nhất 8-10 giờ trước khi lấy máu
+ Lấy máu tĩnh mạch để đo nồng độ đường trong máu

- Hemoglobin A1c (HbA1c)
+ Không cần nhịn đói
+ Phương pháp đo cần được chuẩn hóa theo quốc tế



Nếu như ông bà ta có câu “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” thì đối với căn bệnh ĐTĐ lại khác: biết để làm giảm thiểu và ngăn chặn biến chứng, bên cạnh đó, đưa ra các biện pháp phòng ngừa, nhất là những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ bị bệnh.

Cách phòng ngừa ĐTĐ đơn giản nhất là thay đổi lối sống: kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động, tránh xa các thiết bị “thông minh” (xem TV, ipad, smartphone…), ăn uống lành mạnh, bỏ thuốc lá, tránh rượu bia…

Cuối cùng, BS.CK1 Lê Duy Hưng đúc kết: ĐTĐ là căn bệnh ngày càng phổ biến và hậu quả nghiêm trọng, do đó, điều cần nhớ là tầm soát phát hiện sớm ĐTĐ, nhất là những người có nguy cơ cao. Lối sống lành mạnh là cách hiệu quả nhất ngăn ngừa ĐTĐ.



Kim Quy
Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube