Hướng dẫn lấy bệnh phẩm

Cách lấy nước tiểu 24h
 
1. Chuẩn bị một bình nhựa có thể tích khoảng 3 - 5 lít

2. Cho thuốc bảo quản nước tiểu vào bình chứa (lọ đựng nước tiểu có thuốc được phát tại khoa Xét nghiệm).

3.  Buổi sáng sớm thức dậy đi tiểu bỏ hết (ví dụ: thức dậy 5 giờ sáng thì lấy nước tiểu cho đến 5 giờ sáng ngày hôm sau).

4.  Kể từ lần đi tiểu kế tiếp, tất cả nước tiểu kể cả nước tiểu hứng được lúc đi đại tiện và đi tắm đều cho vào bình chứa, lắc nhẹ và đều để trộn lẫn nước tiểu với chất bảo quản.

5. Trong đêm nếu có đi tiểu bao nhiêu lần đều hứng nước tiểu đủ.

6. Sáng hôm sau thức dậy (ví dụ 5 giờ sáng hôm sau), đi tiểu lần chót vào bình chứa, lắc đều, sau đó lấy 2/3 lọ nước tiểu có ghi rõ tên ,tuổi, khoa giống như phiếu chỉ định của BS mang đến phòng Xét nghiệm.

7. Đo lượng thể tích nước tiểu và ghi lại thể tích bằng ml hoặc lít vào phiếu chỉ định của BS.
 
Chú ý: thể tích nước tiểu ghi trên phiếu xét nghiệm càng chi tiết thì sẽ giúp cho kết quả xét nghiệm càng chính xác. Ví dụ: ghi V = 1210 ml thay vì ghi V = 1200 ml.         
 
Cách lấy nước tiểu làm xét nghiệm cặn ADDIS
 
- Trước khi lấy mẫu nước tiểu, bệnh nhân đi bỏ hết nước tiểu.

- Bệnh nhân uống 200ml nước lọc.

- Sau đó, bắt đầu lấy tất cả nước tiểu của những lần đi tiểu tiếp theo vào trong bình sạch, kể cả lúc đi tiêu, có nắp đậy kín trong vòng 3 giờ.

- Sau khi tích đủ nước tiểu trong 3 giờ, bệnh nhân đo toàn bộ thể tích nước tiểu đã lấy được, ghi thể tích vào phiếu chỉ định của bác sĩ (bằng ml hoặc lít).

- Rót vào 2/3 lọ nhỏ sạch do phòng Xét nghiệm phát.

- Đem đến phòng XN ngay để các thành phần trong nước tiểu không bị vỡ, hay thay đổi.
 
Chú ý: thể tích nước tiểu ghi trên phiếu xét nghiệm càng chi tiết thì sẽ giúp cho kết quả xét nghiệm càng chính xác. Ví dụ: ghi V = 1210 ml thay vì ghi V = 1200 ml.
 
Cách lấy mẫu đàm

- Bệnh nhân cần đánh răng súc miệng sạch.

- Ho mạnh và khạc đàm vào lọ chứa (do Phòng Xét nghiệm phát) đậy kín nắp lại.

Chú ý: nếu không có đàm mà chỉ có nước bọt thì xét nghiệm sẽ không chính xác.


Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube