Giúp bệnh nhân hồi phục sớm sau phẫu thuật cắt bàng quang

ThS.BS Nguyễn Thị Huệ - khoa Gây mê hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân Dân 115

Trước ngày phẫu thuật:
- Ăn uống bình thường
- Nhập viện
- Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng
- Tham khảo chuyên gia vật lí trị liệu (nếu cần)
- Đánh giá tình hình xã hội và tham khảo khi cần thiết

Ngày phẫu thuật:
- Có thể uống chất lỏng 2h trước phẫu thuật (nước đường)
- Uống được chất lỏng khi đã hồi phục
- Tham khảo chế độ ăn sau mổ
- Giảm đau ngoài màng cứng

Ngày 1 sau phẫu thuật:
- Uống nước
- Lấy gạc âm đạo đối với bệnh nhân nữ
- Mời chuyên gia vật lí trị liệu: hướng dẫn tập thở, vận động
- Ranitidine 3 lần/ngày IV hay 2 lần/ngày (uống)
- Rút dẫn lưu nếu dịch <50 mL trong 24 giờ
- Bơm rửa 20ml vào bàng quang 2h/lần trong 12h sau đó 4h/lần

Ngày 2 sau phẫu thuật:
- Ăn nhẹ nếu dung nạp được
- Vận động nhẹ nhàng, khuyến khích tự chăm sóc (vệ sinh răng miệng, xả túi nước tiểu)

Ngày 3 và 4 sau phẫu thuật:
- Rút bỏ catheter ngoài màng cứng
- Tiếp tục khuyến khích tự chăm sóc
- Chế độ ăn uống nhẹ như dung nạp
- Bắt đầu kế hoạch xuất viện

Ngày 5, 6 và 7 sau phẫu thuật:
- Chuyên gia dinh dưỡng để đánh giá nhu cầu dinh dưỡng vào ngày thứ 5.
- Nếu bệnh nhân không ăn hoặc uống sau 5 đến 6 ngày, nhưng có nhu động ruột thì bắt đầu ăn
- Nếu không có hoạt động ruột thì bắt đầu nuôi dưỡng qua tĩnh mạch.

ThS.BS Nguyễn Thị Huệ - khoa Gây mê hồi sức ngoại
Trích báo cáo: “Hồi phục sớm sau phẫu thuật - ERAS: Enhanced Recovery After Surgery

Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube