Đau bụng và nôn ói ở người trẻ: Triệu chứng bệnh đái tháo đường “gõ cửa”

Đây là một trường hợp nữ bệnh nhân (34 tuổi), vào bệnh viện tuyến quận với triệu chứng đau bụng và nôn ói. Điều trị 2 ngày bệnh nhân tạm ổn, hết các triệu chứng tiêu hóa và có thể ăn uống lại bình thường. Tuy nhiên, sau khi uống nước cam, bệnh nhân bắt đầu nôn ói nhiều hơn, cảm giác mệt, tri giác lơ mơ, thử đường huyết rất cao và được chuyển đến BV Nhân dân 115 vào trưa ngày 24/9.

Hình ảnh nữ bệnh nhân lúc nhập viện

ThS.BS Võ Tuấn Khoa cho biết: Bệnh nhân được tiếp nhận trong tình nôn ói, tri giác lơ mơ, dấu mất nước mức độ trầm trọng.

“Kết quả xét nghiệm máu cho thấy đường huyết rất cao, gấp gần 10 lần giá trị bình thường (52.09 mmol/L), đến mức tạo ra các chất nguy hiểm cho cơ thể (xê tôn máu…) làm giảm pH máu nặng, có thể dẫn đến tử vong nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời” - ThS.BS Võ Tuấn Khoa cho biết.

Tại khoa Nội tiết, bệnh nhân được truyền dịch và điện giải với số lượng lớn, dùng Insulin đường tiêm truyền (là một thuốc cấp cứu làm giảm mức đường trong máu).

Sau 12 giờ điều trị, bệnh nhân tỉnh tảo, có thể nói chuyện được, đường huyết được kiểm soát trong giới hạn cho phép.
ThS.BS Võ Tuấn Khoa cảnh báo: Các triệu chứng đau bụng và nôn ói ở người trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo nặng của đái tháo đường mới phát hiện. Việc kiểm tra đường huyết trong các trường hợp này giúp nhanh chóng phát hiện sớm đái tháo đường, tránh biến chứng nặng hôn mê.

Lê Bình
Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube