Suy tim sung huyết khi tim bơm máu không hiệu quả và không cung cấp đủ oxy cho cơ thể bạn.
Điều trị suy tim sung huyết giúp phòng ngừa các biến chứng và làm giảm các triệu chứng suy tim.
Tim không phải làm việc quá nhiều khi bạn thay đổi một vài yếu tố trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn ăn quá nhiều muối và uống quá nhiều nước, lượng nước trong cơ thể bạn có thể tăng lên và tim phải làm việc nhiều hơn, điều này có thể làm xấu hơn tình trạng suy tim của bạn. Chế độ ăn sau sẽ giúp làm giảm các triệu chứng suy tim của bạn.
1. Giảm muối trong khẩu phần ăn
Thưởng thức các món ăn là điều quan trọng. Thậm chí nếu bạn thích ăn mặn, bạn cũng có thể học cách thích ứng các loại loại thức ăn có hàm lượng muối thấp. Vị giác của bạn sẽ thay đổi và bạn không còn thèm muối nữa. Không có muối trong thức ăn có thể làm cho thức ăn có mùi của thức ăn rõ hơn do muối có thể làm che mờ đi hương vị của thức ăn.
Chế độ ăn giảm muối có thể theo các hướng dẩn sau:
- Chọn nhiều loại rau quả tươi do chứa rất ít muối.
- Chọn thức ăn có lượng muối thấp như thịt tươi, cá tươi, rau quả sấy khô, trứng, sữa và yagurt (yaua). Bột mì, nuôi và oatmeal là những thức ăn có hàm lượng muối thấp; tuy nhiên lượng muối có thể tăng lên nếu chúng ta nêm muối hay các gia vị có muối vào thức ăn trong lúc chế biến.
- Ướp thức ăn với thảo dược, gia vị, giấm và nước hoa quả. Tránh dùng thảo dược hay gia vị có nồng độ muối cao để ướp thức ăn. Sử dụng nước chanh tươi hay tiêu để ướp thức ăn để tăng thêm hương vị tự nhiên. Có thể sử dụng nước cam hay nước thơm (dứa) ướp thịt làm cho hương vị rất ngon.
- Đọc kỹ càng các nhãn dán trên thức ăn trước khi mua thức ăn đóng gói. Kiểm tra các thành phần dinh dưỡng trên bao bì để xác định hàm lượng muối cho một khẩu phần ăn. Tìm hiểu xem gói thức ăn dùng cho bao nhiêu người và so sánh lượng muối trong một phần ăn với tổng lượng muối mà bác sĩ đề nghị bạn ăn trong một ngày.
Cố gắng chọn các thực phẩm đóng gói với nồng độ muối <350mg trong một khẩu phần ăn. Cũng rất bổ ích khi kiểm tra danh sách các thành phần trên nhãn mác trong gói thức ăn; nếu muối được liệt kê một trong năm thành phần đầu tiên cũng thường đồng nghĩa hàm lượng muối cao trong gói thức ăn đó.
2. Khi kiểm tra nhãn mác thức ăn
Sử dụng thông tin dinh dưỡng đính kèm trên gói thức ăn, tuy nhiên phải chú ý cẩn thận đến số lượng khẩu phần ăn. Sau đây là một vài mẹo để sử dụng thông tin này:
- Danh sách các chất dinh dưỡng quan trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày: Bạn phải đảm bảo thức ăn cung cấp khoảng 2000 calo mỗi ngày. Tránh dùng mỡ bảo hòa, cholesterol và muối.
- Giá trị dinh dưỡng mỗi ngày dưới nhãn mác: Nhiều loại thức ăn dành cho chế độ ăn kiêng có ghi mức dinh dưỡng 2000 và 2500 calo mỗi ngày.
- Số calo trong một gam thức ăn ngay dưới nhãn mác: Một số thức ăn trên nhãn mác có ghi số calo trên một gam thức ăn gồm mỡ, tinh bộ và chất đạm.
- Thành phần muối: Luôn luôn kiểm tra hàm lượng muối. Nhìn và chọn lựa những thức ăn có hàm lượng muối < 350mg.
3. Khi nấu nướng hay chuẩn bị thức ăn
Thói quen rắc muối: Tập bỏ thói quen rắc muối trong bếp hay trên bàn ăn. 1/8 thìa cà phê hay 250mg muối đã được cho thêm vào trong một đĩa thức ăn của bạn khi bạn có thói quen này.
Hãy sáng tạo: Thay vì thêm muối vào thức ăn, hãy tạo vị ngon của thức ăn bằng cách cho thêm thảo dược, gia vị, tỏi, hành và nước sốt cam hay quít vào thức ăn.
Nấu thức ăn với hàm lượng muối thấp: Gần như tất cả các loại thức ăn khi nấu, bạn phải giảm bớt một nữa (50%) hay gần như hoàn toàn muối nêm vào thức ăn. Bạn có thể nướng, quay, hấp, kho (rim) hay dùng lò vi sóng các loại thức ăn mà không cần nêm muối vào. Hãy cố gắng không cho muối vào nước nấu mì, gạo, ngũ cốc và rau. Điều đó thật dễ dàng để bạn giảm bớt muối trong khẩu phần ăn.
Hãy cẩn thận với gia vị: Một số gia vị có hàm lượng muối cao gồm các loại muối khác, muối tiêu chanh, tỏi muối, hành muối, nước làm mềm thịt (nước dần thịt), nước làm tăng hương vị thức ăn, nước canh thịt đóng lon (nước dùng), nước sốt cà chua (nấm), mù tạc, nước mắm hay nước tương…
Tránh dùng những thức ăn có muối ẩn bên trong: Tránh dùng những thức ăn đóng hộp hay chế biến sẵn như bò đóng hộp, ngũ cốc ăn liền, mì gói, khoai tây ăn liền, dưa chua, rau cũ ngâm, nước dần thịt, nước sốt và rau có hàm lượng muối cao. Nên chọn những thức ăn tươi như thịt tươi, cá tươi, rau quả tươi là tốt nhất. Phô mát, thịt đã chế biến (Thịt heo xông khói, xúc xích xông khói, hot dog, lạp xưởng...), thức ăn nhanh, thức ăn đông lạnh cũng chứa hàm lượng muối cao.
4. Khi đi ăn bên ngoài
Bạn đang có chế độ ăn kiêng ít muối cũng không nên quá lúng túng khi đi ăn trong nhà hàng. Tuy nhiên bạn phải cẩn thận khi gọi thức ăn cho mình. Sau đây là những cách mà khi thực hiện khi ăn trong nhà hàng giống như bạn đang ăn ở nhà:
- Bỏ những chai muối qua những bàn khác. Hỏi nhà hàng nước sốt chanh hay hổn hợp thảo dược nêm vào thức ăn để làm tăng thêm hương vị cho thức ăn.
- Nhận ra những thực đơn có hàm lượng muối cao như đồ chua, thức ăn kèm thịt ép, nước tương hay nước xốt thịt, v.v…
- Chọn rau tươi và trái cây tươi thức ăn có muối.
- Đừng chọn những gia vị như nước sốt nấm, nước sốt cà chua - nấm, nước mắm và nước sốt mayoine. Hãy chọn nước sốt rau diếp, hành và cà chua. Hãy luôn nhớ thịt xông khói và pho mát cũng có hàm lượng muối cao.
- Yêu cầu nhà hàng khi nấu thức ăn cho mình không nêm muối vào. Các loại nước trộn xà lách thường có hàm lượng muối cao. Do đó khi ăn món xà lách, bạn nên dùng nước sốt chanh, đậu hay chỉ một ít nước trộn xà lách mà thôi.
5. Sau đây là những cách chế biến một số hỗn hợp gia vị dành cho người ăn kiêng:
Hỗn hợp thảo dược không muối
Thay vì hầm thức ăn với muối, bạn có thể làm tăng hương vị thức ăn của bạn với thảo dược không muối và những hỗn hợp gia vị khác.
Lấy 1/2 cốc bột thảo dược, bỏ vào chai, đậy kín và lắc đều. Giữ ở nơi khô ráo và lạnh. Rắc vào thức ăn để làm tăng hương vị.
Gia vị Trung Hoa
Dùng cho ướp thịt heo hay cá.
Thành phần:
- 1/4 cốc bột gừng.
- 2 muỗng canh bột quế và đinh hương.
- 1 muỗng canh hạt tiêu và hạt cây hồi.
Hỗn hợp gia vị thảo dược
Dành cho ăn món rau xà lách, mì kèm rau xà lách, đậu hầm, xúp đậu hay cá.
Thành phần:
- 1/4 cốc hoa mùi tây.
- 2 muỗng canh cây bột ngải khô.
- 1 muỗng canh gồm: oregano khô, thì là, hoa cần tây.
Gia vị Ý
Dành cho làm nước sốt cà chua, mì, gà, bánh pizza, focaccia và bánh mì.
Thành phần:
- 2 muỗng canh gồm: bột húng quế, bột kinh giới, bột húng tây, bột chanh, bột hương thảo, bột tiêu đỏ.
- 1 muỗng canh gồm: bột tỏi, bột oregano.
Điều trị suy tim sung huyết giúp phòng ngừa các biến chứng và làm giảm các triệu chứng suy tim.
Tim không phải làm việc quá nhiều khi bạn thay đổi một vài yếu tố trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn ăn quá nhiều muối và uống quá nhiều nước, lượng nước trong cơ thể bạn có thể tăng lên và tim phải làm việc nhiều hơn, điều này có thể làm xấu hơn tình trạng suy tim của bạn. Chế độ ăn sau sẽ giúp làm giảm các triệu chứng suy tim của bạn.
1. Giảm muối trong khẩu phần ăn
Thưởng thức các món ăn là điều quan trọng. Thậm chí nếu bạn thích ăn mặn, bạn cũng có thể học cách thích ứng các loại loại thức ăn có hàm lượng muối thấp. Vị giác của bạn sẽ thay đổi và bạn không còn thèm muối nữa. Không có muối trong thức ăn có thể làm cho thức ăn có mùi của thức ăn rõ hơn do muối có thể làm che mờ đi hương vị của thức ăn.
Chế độ ăn giảm muối có thể theo các hướng dẩn sau:
- Chọn nhiều loại rau quả tươi do chứa rất ít muối.
- Chọn thức ăn có lượng muối thấp như thịt tươi, cá tươi, rau quả sấy khô, trứng, sữa và yagurt (yaua). Bột mì, nuôi và oatmeal là những thức ăn có hàm lượng muối thấp; tuy nhiên lượng muối có thể tăng lên nếu chúng ta nêm muối hay các gia vị có muối vào thức ăn trong lúc chế biến.
- Ướp thức ăn với thảo dược, gia vị, giấm và nước hoa quả. Tránh dùng thảo dược hay gia vị có nồng độ muối cao để ướp thức ăn. Sử dụng nước chanh tươi hay tiêu để ướp thức ăn để tăng thêm hương vị tự nhiên. Có thể sử dụng nước cam hay nước thơm (dứa) ướp thịt làm cho hương vị rất ngon.
- Đọc kỹ càng các nhãn dán trên thức ăn trước khi mua thức ăn đóng gói. Kiểm tra các thành phần dinh dưỡng trên bao bì để xác định hàm lượng muối cho một khẩu phần ăn. Tìm hiểu xem gói thức ăn dùng cho bao nhiêu người và so sánh lượng muối trong một phần ăn với tổng lượng muối mà bác sĩ đề nghị bạn ăn trong một ngày.
Cố gắng chọn các thực phẩm đóng gói với nồng độ muối <350mg trong một khẩu phần ăn. Cũng rất bổ ích khi kiểm tra danh sách các thành phần trên nhãn mác trong gói thức ăn; nếu muối được liệt kê một trong năm thành phần đầu tiên cũng thường đồng nghĩa hàm lượng muối cao trong gói thức ăn đó.
2. Khi kiểm tra nhãn mác thức ăn
Sử dụng thông tin dinh dưỡng đính kèm trên gói thức ăn, tuy nhiên phải chú ý cẩn thận đến số lượng khẩu phần ăn. Sau đây là một vài mẹo để sử dụng thông tin này:
- Danh sách các chất dinh dưỡng quan trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày: Bạn phải đảm bảo thức ăn cung cấp khoảng 2000 calo mỗi ngày. Tránh dùng mỡ bảo hòa, cholesterol và muối.
- Giá trị dinh dưỡng mỗi ngày dưới nhãn mác: Nhiều loại thức ăn dành cho chế độ ăn kiêng có ghi mức dinh dưỡng 2000 và 2500 calo mỗi ngày.
- Số calo trong một gam thức ăn ngay dưới nhãn mác: Một số thức ăn trên nhãn mác có ghi số calo trên một gam thức ăn gồm mỡ, tinh bộ và chất đạm.
- Thành phần muối: Luôn luôn kiểm tra hàm lượng muối. Nhìn và chọn lựa những thức ăn có hàm lượng muối < 350mg.
3. Khi nấu nướng hay chuẩn bị thức ăn
Thói quen rắc muối: Tập bỏ thói quen rắc muối trong bếp hay trên bàn ăn. 1/8 thìa cà phê hay 250mg muối đã được cho thêm vào trong một đĩa thức ăn của bạn khi bạn có thói quen này.
Hãy sáng tạo: Thay vì thêm muối vào thức ăn, hãy tạo vị ngon của thức ăn bằng cách cho thêm thảo dược, gia vị, tỏi, hành và nước sốt cam hay quít vào thức ăn.
Nấu thức ăn với hàm lượng muối thấp: Gần như tất cả các loại thức ăn khi nấu, bạn phải giảm bớt một nữa (50%) hay gần như hoàn toàn muối nêm vào thức ăn. Bạn có thể nướng, quay, hấp, kho (rim) hay dùng lò vi sóng các loại thức ăn mà không cần nêm muối vào. Hãy cố gắng không cho muối vào nước nấu mì, gạo, ngũ cốc và rau. Điều đó thật dễ dàng để bạn giảm bớt muối trong khẩu phần ăn.
Hãy cẩn thận với gia vị: Một số gia vị có hàm lượng muối cao gồm các loại muối khác, muối tiêu chanh, tỏi muối, hành muối, nước làm mềm thịt (nước dần thịt), nước làm tăng hương vị thức ăn, nước canh thịt đóng lon (nước dùng), nước sốt cà chua (nấm), mù tạc, nước mắm hay nước tương…
Tránh dùng những thức ăn có muối ẩn bên trong: Tránh dùng những thức ăn đóng hộp hay chế biến sẵn như bò đóng hộp, ngũ cốc ăn liền, mì gói, khoai tây ăn liền, dưa chua, rau cũ ngâm, nước dần thịt, nước sốt và rau có hàm lượng muối cao. Nên chọn những thức ăn tươi như thịt tươi, cá tươi, rau quả tươi là tốt nhất. Phô mát, thịt đã chế biến (Thịt heo xông khói, xúc xích xông khói, hot dog, lạp xưởng...), thức ăn nhanh, thức ăn đông lạnh cũng chứa hàm lượng muối cao.
4. Khi đi ăn bên ngoài
Bạn đang có chế độ ăn kiêng ít muối cũng không nên quá lúng túng khi đi ăn trong nhà hàng. Tuy nhiên bạn phải cẩn thận khi gọi thức ăn cho mình. Sau đây là những cách mà khi thực hiện khi ăn trong nhà hàng giống như bạn đang ăn ở nhà:
- Bỏ những chai muối qua những bàn khác. Hỏi nhà hàng nước sốt chanh hay hổn hợp thảo dược nêm vào thức ăn để làm tăng thêm hương vị cho thức ăn.
- Nhận ra những thực đơn có hàm lượng muối cao như đồ chua, thức ăn kèm thịt ép, nước tương hay nước xốt thịt, v.v…
- Chọn rau tươi và trái cây tươi thức ăn có muối.
- Đừng chọn những gia vị như nước sốt nấm, nước sốt cà chua - nấm, nước mắm và nước sốt mayoine. Hãy chọn nước sốt rau diếp, hành và cà chua. Hãy luôn nhớ thịt xông khói và pho mát cũng có hàm lượng muối cao.
- Yêu cầu nhà hàng khi nấu thức ăn cho mình không nêm muối vào. Các loại nước trộn xà lách thường có hàm lượng muối cao. Do đó khi ăn món xà lách, bạn nên dùng nước sốt chanh, đậu hay chỉ một ít nước trộn xà lách mà thôi.
5. Sau đây là những cách chế biến một số hỗn hợp gia vị dành cho người ăn kiêng:
Hỗn hợp thảo dược không muối
Thay vì hầm thức ăn với muối, bạn có thể làm tăng hương vị thức ăn của bạn với thảo dược không muối và những hỗn hợp gia vị khác.
Lấy 1/2 cốc bột thảo dược, bỏ vào chai, đậy kín và lắc đều. Giữ ở nơi khô ráo và lạnh. Rắc vào thức ăn để làm tăng hương vị.
Gia vị Trung Hoa
Dùng cho ướp thịt heo hay cá.
Thành phần:
- 1/4 cốc bột gừng.
- 2 muỗng canh bột quế và đinh hương.
- 1 muỗng canh hạt tiêu và hạt cây hồi.
Hỗn hợp gia vị thảo dược
Dành cho ăn món rau xà lách, mì kèm rau xà lách, đậu hầm, xúp đậu hay cá.
Thành phần:
- 1/4 cốc hoa mùi tây.
- 2 muỗng canh cây bột ngải khô.
- 1 muỗng canh gồm: oregano khô, thì là, hoa cần tây.
Gia vị Ý
Dành cho làm nước sốt cà chua, mì, gà, bánh pizza, focaccia và bánh mì.
Thành phần:
- 2 muỗng canh gồm: bột húng quế, bột kinh giới, bột húng tây, bột chanh, bột hương thảo, bột tiêu đỏ.
- 1 muỗng canh gồm: bột tỏi, bột oregano.