Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường thế nào?

BS.CK2 Bùi Thị Mỹ Hạnh

Thông tin được BS.CK2 Bùi Thị Mỹ Hạnh - Khoa Nội tiết - BV Nhân dân 115 chia sẻ tại buổi sinh hoạt CLB Bệnh nhân đái tháo đường nhóm nhỏ chiều 24/3, tổ chức hàng tuần tại khoa Nội tiết.

Người bệnh đái tháo đường dễ bị bệnh cơ hội kéo theo như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiểu - sinh dục, tiêu hóa, nhiễm trùng da, vết thương không lành, lao phổi.

Khi có bất kì biến chứng hoặc sự tấn công từ các bệnh cơ hội, bệnh nhân đái tháo đường cần gặp bác sĩ để đánh giá tình hình. Tùy tình trạng bệnh mà bệnh nhân được chỉ định nhập viện hay điều trị tại nhà. Qua đó, bác sĩ sẽ có thể lên kế hoạch điều chỉnh thuốc và hướng dẫn việc chăm sóc cụ thể.

Tại sao phải theo dõi đường huyết? Mục đích chính là đánh giá đường huyết hạ hay tăng để có hướng xử lí kịp thời. Ở mỗi trường hợp đều có cách xử lý khác nhau.

Điều chỉnh thuốc trị đái tháo đường. Đối với bệnh đái tháo đường type 2, có thể xem xét ngưng Metformon trong vài ngày. Bệnh nhân cũng nên hỏi bác sĩ về liều thuốc uống hay insulin đang dùng. Đối với bệnh đái tháo đường type 1: Chỉ cần điều chỉnh liều insulin, theo dõi bệnh nội khoa đi kèm, có thể ngưng thuốc trị tê tay chân (Gabapanthin, Pregabalin) vài ngày vì làm tăng sự lừ đừ.

Sinh hoạt CLB Bệnh nhân đái tháo đường nhóm nhỏ được Khoa Nội tiết - BV Nhân dân 115 tổ chức hàng tuần nhằm cập nhật kiến thức về đái tháo đường cho bệnh nhân

Ăn uống hợp lý. Uống nước đầy đủ, khoảng 2 - 2.5 lít/ngày nhất là khi có kèm sốt, tiêu chảy hay nôn ói. Nên ăn cháo loãng, súp dễ tiêu, có thể xen kẽ uống sữa phù hợp.

Hãy tuân thủ điều trị để đường máu ổn định. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi và thường xuyên giữ vệ sinh thân thể. Bỏ hẳn những thói quen hút thuốc, uống rượu quá mức làm gia tăng nguy cơ lớn mắc tiểu đường type 2, tim mạch và ung thư. Chẳng có lí do nào cho phép bạn duy trì những thói quen như thế này.

Khi nào nên nhập viện?

Người nhà phải hết sức chú ý, khi bệnh nhân đái tháo đường có những triệu chứng dưới đây phải đưa nhanh đến cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý và theo dõi:

- Sốt cao liên tục 2-3 ngày, lừ đừ

- Ho, khó thở, nặng ngực

- Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy nhiề kéo dài; không ăn được, môi khô, có tụt huyết áp, tiểu ít đi

- Đường máu dao động kèm tri giác chậm chạp, bứt rứt hay hôn mê

- Xê-tôn thử dương tính trong máu hay nước tiểu 

Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube