Hen suyễn không chỉ là những cơn ho hay khó thở thoáng qua – đó là một bệnh mạn tính cần được kiểm soát tốt để người bệnh có thể sống khỏe mỗi ngày. Một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát hen là tránh xa các chất gây dị ứng, đồng thời tuân thủ kế hoạch điều trị lâu dài do bác sĩ chỉ định.
Hình: Nguồn Internet
🚨 Bạn có biết?
Chỉ một tiếp xúc nhỏ với bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng hay côn trùng như gián, chuột... cũng có thể khởi phát cơn hen. Những “kẻ thù vô hình” này thường ẩn mình ngay trong chính ngôi nhà của bạn.
💡 VẬY PHẢI LÀM SAO?
🧹 Đối phó với bụi và mạt bụi
• Giặt chăn, ga bằng nước nóng mỗi tuần
• Dùng vỏ bọc nệm, gối chống dị ứng
• Hạn chế thảm trải sàn, rèm cửa
• Hút bụi hằng tuần bằng máy có bộ lọc HEPA
• Không dùng máy tạo ẩm, vì độ ẩm cao dễ làm tăng nguy cơ nấm mốc và mạt bụi phát triển
• Giữ độ ẩm trong nhà dưới 55%
🍄 Chống lại nấm mốc
• Vệ sinh nấm mốc bằng xà phòng
• Sửa chữa chỗ rò rỉ nước, làm sạch khay nước tủ lạnh, máy lạnh
• Sử dụng điều hòa hoặc máy hút ẩm để kiểm soát độ ẩm
🌼 Tránh phấn hoa
• Theo dõi thời tiết và lượng phấn hoa trong không khí
• Hạn chế ra ngoài buổi trưa và chiều khi lượng phấn hoa cao
• Tắm gội sau khi đi ra ngoài, đóng kín cửa sổ trong mùa phấn hoa
🪳 Ngăn ngừa gián và côn trùng
• Dọn sạch thức ăn thừa, đậy kín rác
• Dùng bẫy hoặc các sản phẩm kiểm soát côn trùng có nguồn gốc sinh học an toàn
• Tránh để người bệnh tiếp xúc với thuốc xịt côn trùng
🐶 Kiểm soát lông thú nuôi
• Không cho thú cưng vào phòng ngủ
• Tắm rửa thú cưng thường xuyên
• Dùng lọc không khí có HEPA để giảm lông và vảy da thú
✅ HÃY CHỦ ĐỘNG QUẢN LÝ BỆNH HEN
• Xác định các yếu tố kích hoạt cơn hen và tìm cách hạn chế tiếp xúc
• Tham khảo ý kiến bác sĩ về điều trị dị ứng nếu cần
• Luôn dùng thuốc hen đúng chỉ định và theo kế hoạch điều trị
• Tránh dị nguyên chỉ là một phần trong kế hoạch điều trị. Hầu hết bệnh nhân hen cần sử dụng thuốc kiểm soát hàng ngày (như corticoid dạng hít) theo chỉ định của bác sĩ
• Tái khám định kỳ để kiểm soát tốt hơn
👉 Bạn hoặc người thân đang sống chung với bệnh hen? Hãy chia sẻ bài viết này để cùng nhau bảo vệ sức khỏe hô hấp!
📌 Nguồn: Sockrider, M. (2022). “Managing Your Asthma: Avoiding Allergens”
BS.CKII Lê Thị Xuân Mai – Phó Trưởng khoa Hô hấp – hồi sức tim mạch