
Cho em xin hỏi. Cách đây 1 tháng khi chơi thể thao em có bị lật bàn chân (bong gân) cảm giác rất đau, lúc đó em có dùng nước đá chườm cho bớt đau, sau khoảng vài ngày em có thể đi lại bình thường.
1 tuần sau cảm giác đau gần như là không còn chỉ âm ỉ một chút, em có chơi lại thể thao và cảm giác đau nó quay lại, đến khoảng vài ngày thì hết nhưng mỗi khi em chơi thể thao thì cái cảm giác đau ấy trở lại.
Sáng ngủ dậy thường cảm nhận rõ đau ở trong bàn chân hơn.
Tuy nhiên sau một thời gian nghỉ ngơi và điều trị mà bạn vẫn còn đau khi vận động chứng tỏ có tổn thương ở vùng cổ chân, có thể là dây chằng vì nếu tổn thương xương thì bạn sẽ không vận động được.
AloBacsi hãy cho cháu biết khoảng bao lâu nữa cháu mới có thể đi lại bình thường và sau này có bị biến chứng gì không ạ? Cháu cảm ơn BS nhiều.
Chào bạn,
Nếu bạn ở phía Nam có thể khám ở BV Chợ Rẫy, BV Chấn thương chỉnh hình, BV Nhân dân 115…
Theo những mô tả của em thì em đã bị trật khớp cùng đòn. Trật khớp này không ảnh hưởng tới chức năng mà chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Đối với bệnh này, uống thuốc không hết được, muốn hết trật khớp em cần khám ở các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và y học thể thao để các bác sĩ chuyên khoa khám và phẫu thuật nắn lại khớp cùng đòn, tái tạo lại dây chằng cho em.
Mong BS Dương tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn BS ạ!
Khi kê cao chân em bị tê chân, cảm giác tê như hàng ngàn con kiến cắn ở phần bàn chân dưới mấy ngón chân.Như thế có sao không? Với lại gót chân của em hơi đau do tỳ chân.
Mong BS tư vấn giúp em với ạ!
Khi chân còn sưng nề thì nên kê cao chân giúp giảm sưng nề chứ không giới hạn thời gian.
Tuy nhiên, như những triệu chứng em mô tả có thể em đã bị chèn ép bột. Em lên tái khám để các bác sĩ khám lại và xử lý kịp thời cho em nếu có chèn ép bột.
Hiện tại tôi cũng bị giãn tĩnh mạch chân, 2 cổ chân sưng phù. Sau khi uống thuốc kết hợp đi vớ chuyên dụng thì cũng giảm nhiều. Nhưng tôi để ý đến buổi chiều thì vẫn còn sưng hơn buổi sáng một chút.
Với tuổi như bác và có cao huyết áp, giãn tĩnh mạch chi… thì bác vẫn có thể tập thể dục được để duy trì sức khỏe nhưng bác nên lựa chọn những môn thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tuổi tác và tình trạng sức khỏe của mình như tập yoga, đi bộ… với thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày là đủ.
BS ơi, có phải con sẽ cao thêm nữa cho tới hết 23 tuổi? Con có nên đi khám nội tiết không? Nếu khám nội tiết mà không có bệnh thì làm sao để hết cao thêm? Con nghe nói tập tạ và không ăn đồ ăn có canxi sẽ giúp hạn chế chiều cao, có đúng không BS?
Tùy thời gian và vị trí của vùng tổn thương, nếu bệnh nhân đến sớm trước 3 tuần kể từ khi chấn thương, và rách sụn chêm ở vùng có nhiều máu nuôi, các BS sẽ khâu sụn chêm rách qua nội soi. Còn nếu đến trễ sau 3 tuần và rách sụn chêm ở vùng không có máu nuôi, BS sẽ mổ và cắt tạo hình sụn chêm rách qua nội soi.
Thưa BS Dương,
Cháu bị đau đùi phải gần háng do xoạc dọc. Lúc cháu xoạc tự nhiên có tiếng "tựt", cảm thấy như bên trong đùi có gì bị đứt. Từ lúc đó trở đi cháu không thể giơ chân cao, khi giơ cao cảm thấy đau ở chỗ bị "tựt" và không thể xoạc xuống như lúc trước nữa.
Không biết cháu có bị gì nghiêm trọng không và cách chữa trị như thế nào? Mong BS giúp đỡ cháu.
Chào cháu Nhi,
Như các triệu chứng cháu mô tả có thể cháu đã bị đứt cơ khép đùi. Cháu cần khám ở các bệnh viện có chuyên khoa y học thể thao để các bác sĩ chuyên khoa khám, chụp MRI chẩn đoán xác định tổn thương và điều trị sớm cho cháu.
Nếu đứt cơ khép đùi thì BS sẽ phẫu thuật khâu lại cơ đứt. Thời gian phục hồi khoảng 6-8 tuần, sau đó cháu có thể vận động bình thường.

BS cho em hỏi là có bị bung nẹp không? Và như vậy là xương chưa lành phải không ạ? Em có nên đi tái khám luôn không? Cám ơn BS!
Chào bạn,
Nếu thật sự bị bung nẹp vít thì BS sẽ phẫu thuật lấy nẹp vít bị bung và kết hợp xương lại cho bạn.
Ăn uống thì chọn những thực phẩm có nhiều dinh dưỡng như thịt, cá, có vỏ cứng như tôm, cua,… chứa nhiều canxi làm xương mau lành.
Việc sinh hoạt vợ chồng không cần hạn chế, tuy nhiên bạn phải lựa chọn các tư thế không ảnh hưởng tới xương gãy của bạn và khi tình trạng sức khỏe của bạn cho phép. Chúc bạn vui, khỏe, mau trở lại với công việc và hoạt động bình thường hàng ngày.
Đinh cố định xương gãy sẽ hết vai trò của nó khi xương đã lành. Khi đó em nên mổ rút đinh ra. Còn về chi phí, khi em khám tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, các bác sĩ tư vấn cho em nhé.
Hôm qua em có thi đấu bóng đá. Trong một tình huống, em đặt trụ chân phải và sút chân trái. Em dùng lực khá mạnh nhưng lại sút hụt bóng. Sau đó em cảm giác đau ở gối, bắt đầu nhức dần.
Em thường xuyên bị đau nhức gót chân (cả 2 gót chân), đau nhiều vào chiều tối. BS ơi, bệnh này có nguy hiểm không và nên đi khám chữa ở bệnh viện nào là tốt? Bệnh này nên chữa bằng đông y hay tây y? Em xin cảm ơn BS.
Nếu bị viêm cân gan chân, bạn cần thay đổi thói quen trong sinh hoạt: giảm cân, đi dép đế bằng và mềm, không đi giày cao gót, dùng các thuốc chống viêm nonsteroide theo toa của BS điều trị.
Em có ra tiệm mua thuốc uống nhưng có thuốc thì nó đỡ, còn hết thuốc thì lại tiếp tục như thế.
Chào bạn,
Về tình trạng đau bàn tay và đau khớp gối, bạn không nên tự mua thuốc uống mà nên khám ở các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và y học thể thao để các bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán và điều trị cho bạn.
Tôi đã điều trị nhiều thuốc tây y giảm đau kháng viêm giãn cơ. Các thuốc đông y và châm cứu, điện dung, tất cả đều ở bệnh viện nhưng chưa hiệu quả, mức độ đau có chiều hướng tăng lên.
Mong BS cho tôi lời khuyên về chữa trị. Tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều!
Phỏng vấn BS.CK2 Trần Văn Dương: - Trong quá trình luyện tập thể thao, chấn thương nào thường gặp nhất? Làm sao để phòng tránh? Tập thể thao có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên trong quá trình tập luyện ta có thể gặp các chấn thương. Các chấn thương thường gặp có thể là: - Bong gân: là hiện tượng dây chằng bao khớp bao quanh khớp bị giãn, rách - Đau, căng cơ là do gân hoặc cơ bị vặn xoắn, kéo dãn hoặc bị rách. - Trật khớp là tình trạng hai đầu xương của một khớp bị tách rời nhau ra - Đứt dây chằng: dây chằng nối 2 đầu xương của một khớp bị đứt, làm cho khớp đó bị lỏng lẻo hoặc tách rời ra - Gãy xương: có thể gãy xương rõ rệt ngay lập tức do lực tác động mạnh hay gặp ở những môn thể thao có tính chất đối kháng như võ thuật, bóng đá… hoặc gãy xương do mệt lâu ngày do các lực chấn thương nhỏ, lặp đi lặp lại, hay gặp ở bàn chân. - Đứt gân: gân là thành phần nối liền cơ và xương vùng gần khớp. Đứt gân hay gặp nhất là gân gót ở vùng cổ chân. Để phòng trách các chấn thương thể thao chúng ta cần: - Lựa chọn môn thể thao phù hợp với lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của mỗi người. - Trang bị đồ bảo hộ, bảo vệ đầy đủ: chọn giày, dụng cụ thể thao thích hợp cho từng môn chơi… - Phải có quá trình khởi động trước khi tập để cho cơ thể thích khi từ từ tránh bị chấn thương trong khi tập. - Phải có thời gian nghỉ ngơi đủ giữa 2 lần tập để cho cơ thể phục hồi. Không tập quá nhiều và quá nặng trong một lần tập dễ sinh quá tải làm cơ thể mệt mỏi dễ gây ra chấn thương - Khi có chấn thương không tự chữa trị lên đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao để được khám và điều trị sớm và đúng cách. Hiện nay bằng những phương tiện hiện đại hầu hết các chấn thương thể thao đều được điều trị hiệu quả giúp người chơi thể thao mau hồi phục để trở lại môn thể thao yêu thích của mình. - Nên tập thể dục vào khung thời gian nào? Thời gian tập thể dục tốt nhất trong ngày là từ 7-10 giờ sáng và 15-18 giờ chiều. Không nên tập thể dục vào sáng sớm vì ban đêm cây hút khí oxy và thải khí cacbonic làm cho chúng ta hít phải dễ sinh mệt mỏi. Tập thể dục vào buổi chiều là tốt nhất vì khi đó thân nhiệt cao, khi ta tập sẽ giúp cơ thể thải mồ hôi nhiều hơn, dẫn đến thải độc tốt hơn. Mặt khác, khi đó cơ thể linh hoạt, các cơ xương khớp hoạt động trơn tru sẽ ít gặp các chấn thương trong khi tập. Sau một ngày làm việc mệt mỏi tập thể dục sẽ giúp giải tỏa stress, tái tạo năng lượng, làm cho cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái về tinh thần giúp phục hồi sức khỏe. - Những người cao tuổi thường có bệnh đi kèm như cao huyết áp, tiểu đường, giãn tĩnh mạch chân… thì nên chọn môn thể dục nào? Nên tập luyện lúc nào? Đối với những người cao
tuổi có các bệnh nội khoa mãn tính thì lên lựa chọn những môn thể dục nhẹ
nhàng, giúp duy trì sức khỏe như yoga, đi bộ… Có thể tập vào buổi sáng từ 7-10 giờ hoặc buổi chiều từ 15-18 giờ nhưng tập vào buổi chiều là tốt nhất vì những lý do mà tôi vừa nêu trên. - Tập thể dục xong nên bổ sung nước thế nào? Khi tập thể dục, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi, trong đó có các khoáng chất nên cần bổ sung nước và khoáng chất. Nên uống nước một cách chậm rãi và chọn các loại nước có nhiều chất điện giải, vitamin (ví dụ nước trái cây, giúp bổ sung các dinh dưỡng và năng lượng đã bị tiêu hao), hạn chế dùng nước ngọt và nước có ga. - Nên chườm như thế nào khi bị chấn thương? Thông thường sau một chấn thương thì mô mềm sẽ bị dập, các mạch máu ở vùng chấn thương sẽ bị xuất tiết. Giai đoạn này tốt nhất là nên chườm lạnh từ 24-48 giờ. Với mục đích là giảm đau, giảm xuất tiết các mạch máu, giảm sưng nề. Sau giai đoạn 48 giờ, quá trình chảy máu ngừng lại thì lúc đó nên chườm nóng (có thể dùng gừng) để thúc đẩy quá trình phục hồi làm giãn mạch, các kích thích hệ thống miễn dịch và làm cho máu lưu tới vùng tổn thương được nhiều hơn. - Khi bị chấn thương, nên dùng dầu xoa bóp như thế nào? Đa số dầu xoa bóp thành phần là menthol, có tác dụng giảm đau, nên dùng sau 48 giờ, giúp giảm đau và làm cho máu lưu thông đến vùng tổn thương nhiều hơn. - Những kỹ thuật tân tiến mà khoa Y học thể thao BV Nhân dân 115 đang áp dụng và ưu điểm của những kỹ thuật này? Khoa Y học thể thao BV Nhân dân 115 là khoa y học thể thao đầu tiên và duy nhất ở phía Nam được thành lập từ năm 2007 đến nay đã được 10 năm. Khoa chịu trách nhiệm điều trị các chấn thương gặp phải khi chơi thể thao của các vận động viên chuyên nghiệp hoặc người chơi nghiệp dư. Với trang thiết bị hiện đại như dàn máy nội soi khớp thế hệ mới nhất, phòng tập vật lý trị liệu với nhiều dụng cụ hiện đại,sự hướng dẫn tận tình của các kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm được huấn luyện và đào tạo liên tục tại nhiều trung tâm y học thể thao lớn trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… Hiện tại khoa đã triển khai nhiều kỹ thuật tân tiến như nội soi khớp gối, khớp vai, khớp háng, khớp khuỷu, khớp cổ tay, cổ chân… giúp điều trị nhiều loại bệnh lý khớp điển hình như tái tạo dây chằng chéo trước kỹ thuật 2 bó 4 đường hầm, kỹ thuật all inside, khâu sụn chêm rách, tái tạo dây chằng chéo sau, khâu gân trên gai rách… Phẫu thuật nội soi là kỹ thuật điều trị ít xâm lấn, ít tàn phá mô mềm, quan sát rõ và xử lý tổn thương triệt để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh sau phẫu thuật, trả bệnh nhân về với lao động, công việc hàng ngày và trở lại tập luyện thể thao sớm. - Xin cảm ơn bác sĩ! |