Bị viêm gan B có nên tiếp xúc, ăn uống với mọi người trong gia đình?

Thân gửi AloBacsi,

Đọc thấy AloBacsi chuẩn bị giao lưu với TS Tuyết Phượng về bệnh viêm gan, mừng quá, cho phép tôi gửi câu hỏi nhờ BS Phượng tư vấn giúp.

Con gái tôi 29 tuổi, đã lập gia đình cách đây 3 năm, hiện có một bé trai kháu khỉnh 2.5 tuổi. Trong một lần đi khám BS bảo con bé bị viêm gan B virus đang hoạt động (gia đình tôi không có ai bị bệnh này cả), từ đó gia đình chồng con bé cấm tiệt không cho gần con, mọi hoạt động trong gia đình đều không cho con bé làm cùng vì bệnh này lây nhiễm. Kể cả ăn uống cũng thế, con tôi phải ăn riêng, uống riêng. Tủi thân nên cháu nó đến khóc cùng tôi. Tôi cũng hoang mang lắm, không hiểu vì sao gia đình không có ai bị mà cháu nó phải gánh lấy căn bệnh này?

Xin hỏi BS liệu có đúng căn bệnh này lây nhiễm đến mức này mà gia đình xui gia lại như thế với con tôi? Bây giờ cháu nó phải giải thích thế nào về căn bệnh này để gia đình chồng có thể hiểu và thông cảm thưa BS?

Xin hỏi BS bệnh của con tôi có chữa khỏi được không? Có được ăn uống, sinh hoạt và gần gũi mọi người không? Tôi cũng nghe bảo viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan nên rất lo lắng. Tìm hiểu thông tin trên mạng nhiều quá nên cũng không biết cái nào đúng, cái nào sai. Mong nhận được sự tư vấn của BS Phượng.

Cảm ơn AloBacsi, cảm ơn BS Phượng nhiều lắm.

(Trương Minh Mỹ - Chương Mỹ, Hà Nội)


Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Thưa bác Minh Mỹ,

Viêm gan siêu vi B chỉ lây qua 3 đường: đường máu, đường tình dục, đường mẹ truyền cho con, không lây qua các đường tiếp xúc thông thường như ăn uống, chăm sóc con…

Trường hợp của con bác nên tầm soát tình trạng nhiễm siêu vi B của chồng và cháu trai. Những hành động chăm sóc thông thường không lây nhiễm cần giải thích cho gia đình chồng hiểu để không quá lo lắng và gây bi quan cho người bệnh.

Chỉ 20% những người nhiễm siêu vi B mới có nguy cơ đưa đến xơ gan, ung thư gan. Đa số những người nhiễm siêu vi B vẫn sinh hoạt khỏe mạnh, làm việc bình thường cho đến tuổi già mà không bị biến chứng gì. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tốt những người nhiễm siêu vi B cần theo dõi định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa.

Thân mến!

TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa
BV Nhân dân 115

Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube