Cơ chế bệnh sinh
Hai loại tổn thương chính của mạch máu gây nên bệnh lý võng mạc là: sự tắc nghẽn vi mạch máu và sự dò rỉ mạch máu.
1. Tắc nghẽn vi mạch máu
Tế bào nội mô mạch máu bị tổn thương, màng đáy dầy lên, gây nên sự tăng kết dính và kết tập của tiểu cầu, đưa đến tắc nghẽn lòng mạch, làm thiếu máu trong mao mạch võng mạc, võng mạc bị thiếu oxy.
Hậu quả là:
- Mạch máu dãn nở, gây ra vi phình mạch.
- Tạo các nối thông động - tĩnh mạch.
- Tạo các tân mạch bất thường, dễ vỡ, gây ra xuất huyết võng mạc.
2. Sự dò rỉ mạch máu
Số lượng chu bào giảm làm dãn thành mao mạch, hàng rào máu - võng mạc bị phá vỡ, gây tăng tính thấm thành mạch, huyết tương bị dò rỉ vào võng mạc, gây phù võng mạc:
- Phù võng mạc lan tỏa: do dãn và do rỉ mao mạch rộng.
- Phù võng mạc khu trú: dò rỉ khu trú tại các vi phình mạch và tại các đoạn mao mạch bị dãn.
- Phù võng mạc mãn tính dẫn đến lắng đọng các chất xuất tiết cứng tại vùng võng mạc bị phù.
3. Cơ chế bệnh sinh của các giai đoạn bệnh võng mạc tiểu đường
a. Giai đoạn không tăng sinh tân mạch:
Các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị dò rỉ máu hoặc dịch, làm cho võng mạc bị phù, hoặc tạo thành chất lắng đọng, gọi là xuất tiết.
b. Giai đoạn tăng sinh tân mạch:
Nguyên nhân chính là sự tắc nghẽn lan rộng của các mạch máu võng mạc, làm thiếu máu võng mạc, từ đó phát triển các tân mạch võng mạc. Các tân mạch bất thường này không bền, dễ dò rỉ hoặc dễ vỡ, gây xuất tiết hoặc xuất huyết, đồng thời gây kèm theo sẹo co kéo, làm bong võng mạc.
c. Các nguyên nhân gây mất thị lực:
- Phù hoàng điểm
- Võng mạc vùng hoàng điểm bị tưới máu kém.
- Xuất huyết võng mạc, đặc biệt nguy hiểm là xuất huyết tại vùng hoàng điểm.
- Tạo các sợi xơ trong pha lê thể, gây co kéo võng mạc, và làm bong võng mạc.
Các yếu tố nguy cơ
1. Tuổi và thời gian bị bệnh tiểu đường
Liên quan đến tần suất và mức độ nặng của bệnh võng mạc tiểu đường.
a. Tiểu đường type 1:
- Trong 5 năm đầu của bệnh tiểu đường: hiếm gây ra bệnh võng mạc tiểu đường.
- Từ 5 đến 10 năm : 27% có dấu hiệu bệnh võng mạc tiểu đường.
- Sau 10 năm : 75% - 90% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
- Từ 20 năm trở lên : 95% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
b. Tiểu đường type 2:
- Lúc phát hiện bệnh tiểu đường: có đến 20% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
- Từ 11 đến 13 năm bệnh tiểu đường : 23% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
- Từ 14 năm đến 16 năm : 41% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
- Hơn 16 năm : 60% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
c. Phù hoàng điểm
- Có 10% của số bệnh nhân tiểu đường type 2 bị phù hoàng điểm, trong đó gần 50% phù hoàng điểm có tổn thương vùng hố hoàng điểm (làm giảm rất nặng thị lực), và tỉ lệ này tăng dần theo thời gian bị bệnh tiểu đường.
- Những bệnh nhân phải dùng Insulin có tỉ lệ phù hoàng điểm sau 10 năm bị bệnh tiểu đường là 10%, sau 20 năm là 35%, người không dùng Insulin thì tỉ lệ này giảm còn khoảng ½.
- Ở bệnh nhân tiểu đường type 1 có thời gian bị bệnh dưới 8 năm hiếm bị phù hoàng điểm, nhưng từ 20 năm trở lên thì tỉ lệ bị phù hoàng điểm là 30%.
2. Sự kiểm soát đường huyết tốt
Làm giảm đến 25 % tỉ lệ biến chứng tại các mạch máu nhỏ.
3. Những yếu tố khác
- Thai kỳ làm nặng thêm bệnh võng mạc tiểu đường.
- Có thêm bệnh cao huyết áp: có nguy cơ cao tiến triển đến phù hoàng điểm tiểu đường và bệnh võng mạc tiểu đường.
- Những yếu tố thuận lợi khác như béo phì, tăng lipid máu, hút thuốc lá.
4. Cận lâm sàng
- Chụp hình màu đáy mắt
- Chụp mạch huỳnh quang
- Chụp OCT : xác định phù hoàng điểm
Phòng ngừa và phát hiện sớm
- Khám mắt theo dõi thường quy bệnh nhân tiểu đường mỗi năm
- Trong thai kì: mỗi 3 tháng
- Khi có vi phình mạch tại võng mạc: mỗi 4 tháng
Kết luận
Tiên lượng của bệnh võng mạc tiểu đường thường xấu. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỉ lệ bị mất thị lực nặng.
Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường vẫn bị mù vì không được khám mắt thường xuyên, định kỳ.
Phòng ngừa là biện pháp tốt nhất, nếu đường huyết được kiểm soát tốt từ sớm và liên tục thì thời điểm khởi phát bệnh võng mạc tiểu đường sẽ chậm lại rất nhiều, và tiến triển của bệnh cũng chậm lại.
Hai loại tổn thương chính của mạch máu gây nên bệnh lý võng mạc là: sự tắc nghẽn vi mạch máu và sự dò rỉ mạch máu.
1. Tắc nghẽn vi mạch máu
Tế bào nội mô mạch máu bị tổn thương, màng đáy dầy lên, gây nên sự tăng kết dính và kết tập của tiểu cầu, đưa đến tắc nghẽn lòng mạch, làm thiếu máu trong mao mạch võng mạc, võng mạc bị thiếu oxy.
Hậu quả là:
- Mạch máu dãn nở, gây ra vi phình mạch.
- Tạo các nối thông động - tĩnh mạch.
- Tạo các tân mạch bất thường, dễ vỡ, gây ra xuất huyết võng mạc.
2. Sự dò rỉ mạch máu
Số lượng chu bào giảm làm dãn thành mao mạch, hàng rào máu - võng mạc bị phá vỡ, gây tăng tính thấm thành mạch, huyết tương bị dò rỉ vào võng mạc, gây phù võng mạc:
- Phù võng mạc lan tỏa: do dãn và do rỉ mao mạch rộng.
- Phù võng mạc khu trú: dò rỉ khu trú tại các vi phình mạch và tại các đoạn mao mạch bị dãn.
- Phù võng mạc mãn tính dẫn đến lắng đọng các chất xuất tiết cứng tại vùng võng mạc bị phù.
3. Cơ chế bệnh sinh của các giai đoạn bệnh võng mạc tiểu đường
a. Giai đoạn không tăng sinh tân mạch:
Các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị dò rỉ máu hoặc dịch, làm cho võng mạc bị phù, hoặc tạo thành chất lắng đọng, gọi là xuất tiết.
b. Giai đoạn tăng sinh tân mạch:
Nguyên nhân chính là sự tắc nghẽn lan rộng của các mạch máu võng mạc, làm thiếu máu võng mạc, từ đó phát triển các tân mạch võng mạc. Các tân mạch bất thường này không bền, dễ dò rỉ hoặc dễ vỡ, gây xuất tiết hoặc xuất huyết, đồng thời gây kèm theo sẹo co kéo, làm bong võng mạc.
c. Các nguyên nhân gây mất thị lực:
- Phù hoàng điểm
- Võng mạc vùng hoàng điểm bị tưới máu kém.
- Xuất huyết võng mạc, đặc biệt nguy hiểm là xuất huyết tại vùng hoàng điểm.
- Tạo các sợi xơ trong pha lê thể, gây co kéo võng mạc, và làm bong võng mạc.
Các yếu tố nguy cơ
1. Tuổi và thời gian bị bệnh tiểu đường
Liên quan đến tần suất và mức độ nặng của bệnh võng mạc tiểu đường.
a. Tiểu đường type 1:
- Trong 5 năm đầu của bệnh tiểu đường: hiếm gây ra bệnh võng mạc tiểu đường.
- Từ 5 đến 10 năm : 27% có dấu hiệu bệnh võng mạc tiểu đường.
- Sau 10 năm : 75% - 90% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
- Từ 20 năm trở lên : 95% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
b. Tiểu đường type 2:
- Lúc phát hiện bệnh tiểu đường: có đến 20% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
- Từ 11 đến 13 năm bệnh tiểu đường : 23% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
- Từ 14 năm đến 16 năm : 41% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
- Hơn 16 năm : 60% bị bệnh võng mạc tiểu đường.
c. Phù hoàng điểm
- Có 10% của số bệnh nhân tiểu đường type 2 bị phù hoàng điểm, trong đó gần 50% phù hoàng điểm có tổn thương vùng hố hoàng điểm (làm giảm rất nặng thị lực), và tỉ lệ này tăng dần theo thời gian bị bệnh tiểu đường.
- Những bệnh nhân phải dùng Insulin có tỉ lệ phù hoàng điểm sau 10 năm bị bệnh tiểu đường là 10%, sau 20 năm là 35%, người không dùng Insulin thì tỉ lệ này giảm còn khoảng ½.
- Ở bệnh nhân tiểu đường type 1 có thời gian bị bệnh dưới 8 năm hiếm bị phù hoàng điểm, nhưng từ 20 năm trở lên thì tỉ lệ bị phù hoàng điểm là 30%.
2. Sự kiểm soát đường huyết tốt
Làm giảm đến 25 % tỉ lệ biến chứng tại các mạch máu nhỏ.
3. Những yếu tố khác
- Thai kỳ làm nặng thêm bệnh võng mạc tiểu đường.
- Có thêm bệnh cao huyết áp: có nguy cơ cao tiến triển đến phù hoàng điểm tiểu đường và bệnh võng mạc tiểu đường.
- Những yếu tố thuận lợi khác như béo phì, tăng lipid máu, hút thuốc lá.
4. Cận lâm sàng
- Chụp hình màu đáy mắt
- Chụp mạch huỳnh quang
- Chụp OCT : xác định phù hoàng điểm
Phòng ngừa và phát hiện sớm
- Khám mắt theo dõi thường quy bệnh nhân tiểu đường mỗi năm
- Trong thai kì: mỗi 3 tháng
- Khi có vi phình mạch tại võng mạc: mỗi 4 tháng
Kết luận
Tiên lượng của bệnh võng mạc tiểu đường thường xấu. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỉ lệ bị mất thị lực nặng.
Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường vẫn bị mù vì không được khám mắt thường xuyên, định kỳ.
Phòng ngừa là biện pháp tốt nhất, nếu đường huyết được kiểm soát tốt từ sớm và liên tục thì thời điểm khởi phát bệnh võng mạc tiểu đường sẽ chậm lại rất nhiều, và tiến triển của bệnh cũng chậm lại.