Ai có nguy cơ bị xơ vữa động mạch?

Ai có nguy cơ bị xơ vữa động mạch?

Nguyên nhân chính xác của bệnh thì không rõ, nhưng có một số tình trạng bệnh hoặc thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Những yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ. Nếu bạn càng có nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng có khả năng bị xơ vữa động mạch.

Phần lớn các yếu tố nguy cơ này có thể điều trị được, giúp ngăn nghừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Một số yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được như tuổi, giới, tiền căn gia đình bị bệnh tim.

Các yếu tố nguy cơ chính là:

- Tăng các loại mỡ máu: bao gồm tăng LDL - cholesterol (còn gọi là mỡ xấu), và thấp HDL - cholesterol (còn gọi là mỡ tốt).

- Tăng huyết áp: huyết áp được xem là cao khi lớn hơn hay bằng 140/90 mmHg. Nếu bạn có đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn thì huyết áp lớn hơn hay bằng 130/80 mmHg là cao.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tổn thương mạch máu, tăng cholesterol và tăng huyết áp. Hút thuốc cũng làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể do gây co mạch.

- Đái tháo đường: do cơ thể thiếu insulin hoặc sử dụng insulin không đúng dẫn đến đường máu tăng cao.

- Quá cân hoặc béo phì: khi cân nặng cơ thể vượt quá cân nặng lý tưởng.

- Ít hoạt động thể lực: có thể làm nặng hơn các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa.

-Chế độ ăn không tốt: ăn nhiều những thực phẩm có hàm lượng cao chất béo bão hòa và trans-fat (là những thực phẩm có sử dụng chất dầu mỡ chiên đi chiên lài nhiều lần), nhiều cholesterol, muối, và đường có thể làm nặng hơn các yếu tố nguy cơ.

- Lớn tuổi: bạn càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. Yếu tố gen và lối sống có thể gây mảng xơ vữa trong động mạch từ lúc trẻ. Theo thời gian, đến tuổi trung niên hoặc lớn tuổi, mảng xơ vữa có thể đủ lớn để có dấu hiệu và triệu chứng. Các yếu tố nguy cơ này sẽ tăng khi nam trên 45 tuổi và nữ trên 55 tuổi.

- Tiền căn gia đình bị bệnh tim sớm: bạn sẽ tăng nguy cơ bị xơ vữa nếu cha hoặc anh của bạn được chẩn đoán mắc bệnh tim trước tuổi 55 hoặc mẹ, chị em gái có bệnh tim trước tuổi 65.


Thuyên tắc phổi – Những điều cơ bản cần biết
Hiểm họa chết người từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Test hơi thở ure (UBT) là gì?
Bệnh nhân gút nên ăn uống thế nào dịp Tết?
Dưỡng sinh - Ẩm thực mùa Tết
Người cao huyết áp ăn gì vào ngày Tết?
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
Lưu ý về dinh dưỡng trong Tết cho người bệnh suy tim
Sử dụng thực phẩm phù hợp, an toàn các ngày trước, trong và sau tết âm lịch
Cấp cứu rắn cắn – khi mọi phút giây đều quý giá
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube