Liệu pháp TKIs trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ

TS.BS Phan Văn Báu - Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 phát biểu mở đầu buổi sinh hoạt chuyên môn

Phát biểu tại buổi sinh hoạt chiều 13/12, TS.BS Phan Văn Báu - Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 cho rằng: “Đối với bệnh ung thư, điều quan trọng nhất là giúp cho người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt để được thực hiện những điều mà họ mong muốn và có thể kéo dài cuộc sống của họ. Do đó, việc cập nhật thông tin, kiến thức của các BS là một điều hết sức quan trọng”.

Báo cáo đầu tiên của BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh - Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân Dân 115 với chủ đề: “Liệu pháp nhắm trúng đích ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến xa - tiến triển một số vấn đề cần lưu tâm”.

TKIs là một loại thuốc điều trị UTP (ung thư phổi) bằng con đường ức chế các enzym Tyrosine Kinase và thuốc này được đưa vào cơ thể bằng đường uống, do đó, bệnh nhân không cần phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà.

Cơ chế kháng bướu của TKIs là: TKIs cạnh tranh với ATP gắn vào vùng tyrosine kinase ngăn sự phosphoryl hóa và ức chế dẫn truyền tín hiệu nội bào.

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh - Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân,

BS Nguyễn Ngọc Anh cho biết, trong khi tất cả các loại thuốc trước kia đều là thuốc diệt tế bào gây ra cho bệnh nhân các đau đớn về thể xác và tinh thần, thì vai trò của TKIs trong việc điều trị UTP là làm tăng sự chết của tế bào, giảm sự xâm lấn và di căn, tăng nhạy cảm của hoá trị và đặc biệt làm chết bế bào theo quá trình.

Câu hỏi đặt ra là, sẽ tìm đột biến gen bằng cách nào và khi nào thì có thể làm được?

BS Nguyễn Ngọc Anh cho biết, để quyết định hướng điều trị cho bệnh nhân UTP thì điều tiên quyết là phải có chỉ định tìm các đột biến gen và thông qua đó sẽ có các trình tự điều trị đối với bệnh nhân sao cho thích hợp.

Điều trị bằng TKIs cũng có một vài tác dụng phụ đối với da và niêm mạc miệng. Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Ngọc Anh thì những biến cố này có thể khắc phục được bằng cách bôi thuốc dưỡng ẩm, làm mềm da hoặc có thể giảm liều hay ngưng sử dụng thuốc. Bên cạnh đó thì chi phí cũng còn là rào cản với khả năng tiếp cận thuốc TKIs của bệnh nhân.

ThS.BS Lê Diên Thịnh - Phó khoa Ung bướu Y học hạt nhân

Bài báo cáo thứ 2 của ThS.BS Lê Diên Thịnh - Phó khoa Ung bướu Y học hạt nhân, với chủ đề “Ung thư phổi không tế bào nhỏ ca lâm sàng”, giới thiệu về quá trình điều trị của một bệnh nhân nam, 67 tuổi.

Bệnh sử: cách đây 6 năm, bệnh nhân có các biểu hiện ho, đau ngực, được chẩn đoán bị UTP thuỳ trên của phổi phải thuộc giai đoạn IIIB, được tiến hành điều trị cắt thuỳ trên phổi phải không điển hình vào tháng 5/2011.

Bệnh nhân tiếp tục điều trị hoá trị 6 lần (Paclitaxel carbo) tại BV Phạm Ngọc Thạch. Sau đó, xạ trị vào nền bướu và hạch trung thất.

Năm 2013, phát hiện có diễn tiến di căn sang gan. Bệnh nhân được xét nghiệm đột biến gen EGFR có kết quả dương tính. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bệnh nhân đã được điều trị nhắm trúng đích, mang lại hiệu quả rất cao.

Đến tháng 10/2017, bệnh nhân không còn bị tác dụng phụ của thuốc, không phát hiện di căn tiến triển tại chỗ hoặc xa hơn.

BS.CK1 Nguyễn Thiện Nhân

BS.CK1 Nguyễn Thiện Nhân đảm nhiệm bài báo cáo cuối cùng: “Trường hợp bệnh nhân Ung thư thư phổi không tế bào nhỏ đáp ứng hoàn toàn với Erlotinib sau 10 ngày điều trị”

Erlotinib được dùng để điều trị ung thư phổi.Erlotinib còn được dùng với loại thuốc khác để điều trị ung thư tuyến tụy và hoạt động bằng cách làm giảm sự gia tăng tế bào ung thư. Ở một vài khối u, thuốc liên kết với một loại protein nhất định (thụ thể của yếu tố tăng trưởng thượng bì -EGFR). Erlotinib thuộc một nhóm thuốc gọi là các chất ức chế kinase.

Trong bài báo cáo này, BS Nhân trình bày về trường hợp của một bệnh nhân nam, 37 tuổi nhập viện vì lý do khó thở. Trước khi nhập viện 2 tháng, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi và được chỉ định cắt toàn bộ phổi bên phải. Bệnh nhân không có tiền căn lao phổi nhưng đã từng hút thuốc.

Sau đó, bệnh nhân được hoá trị 1 chu kỳ, tuy nhiên chưa tới thời gian tái khám chu kỳ 2 thì bệnh nhân nhập viện với tình trạng khó thở nặng, không thể nằm đầu thấp, khò khè nhiều và khi nội soi phế quản khối bướu to chiếm 80% lòng khí quản.

Theo nguyện vọng của gia đình và chỉ định của BS, bệnh nhân được điều trị bằng Erlotinib 150 mg/ngày. Kết quả sau 24 giờ đầu là có đáp ứng lâm sàng, sau 2 ngày đáp ứng lâm sàng hoàn toàn và sau 10 ngày nội soi phế quản kiểm tra thì xác định không thấy tổn thương.

Tổng kết bài báo cáo, BS Thiện Nhân cho biết thêm: “Thực tế trước khi thực hiện ca này tôi cũng đã điều trị 4-5 ca và kết quả đáp ứng lâm sàng đều rất cao”.

Sau khi kết thúc 3 bài báo cáo, các BS đã có cuộc thảo luận và trao đổi về các kiến thức chuyên môn đã được các báo cáo viên trình bày trong buổi sinh hoạt.

Nguyễn Chúc

Danh sách người thực hành lâm sàng được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận nhận hướng dẫn thực hành và được cấp giấy xác nhận thực hành năm 2024 (Bổ  sung)
Thông báo chiêu sinh Chương trình đào tạo năm 2025 “Quy trình chăm sóc chuyên biệt người bệnh đột quỵ não” dành cho Điều dưỡng
Chương trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Chương trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục - Bệnh viêm gan
Thông báo chiêu sinh chương trình đào tạo năm 2025 điều trị và dự phòng tai biến mạch máu não (đột quỵ não) dành cho bác sĩ
Thông báo chiêu sinh chương trình đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn lọc máu ngoài cơ thể năm 2025 – khóa 6
Thông báo chiêu sinh chương trình đào tạo “hồi sức cấp cứu cơ bản” năm 2025
Thông báo chiêu sinh chương trình đào tạo điện não đồ năm 2025
Thông báo chiêu sinh Chương trình đào tạo Điện cơ trong thực hành lâm sàng năm 2025
Thông báo chiêu sinh chương trình đào tạo năm 2025 điều trị và dự phòng tai biến mạch máu não (đột quỵ não) dành cho bác sĩ
Thông báo chiêu sinh chương trình đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn lọc máu ngoài cơ thể năm 2025 – khóa 6
Social Zalo Zalo Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube